Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Sinh viên ngành Môi trường tham quan Cần Giờ - Vàm Sát

Vừa qua Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng phối hợp cùng giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng đã tổ chức chuyến tham quan kiến tập tại Cần Giờ - Vàm Sát.

Mở đầu chuyến tham quan của sinh viên DNTU là việc tìm hiểu cảnh quan sông nước, hệ thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn và các loại hình đánh bắt thuỷ hải sản của ngư dân Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận đạt “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, và Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển này.

Tàu hướng dẫn sinh viên tham quan rừng ngập mặn Cần Giờ

Tàu hướng dẫn sinh viên tham quan rừng ngập mặn Cần Giờ

Tiếp tục chuyến tham quan, sinh viên DNTU đã đến khu Bảo tồn đàn Dơi Nghệ được UBND TP.HCM công nhận vào năm 2002. Nhân viên chèo xuồng đã giới thiệu những nét đặc trưng và đưa đoàn len lỏi trong rừng đước để được tận mắt chứng kiến đàn dơi hàng trăm con với sải cánh dài từ 0.8 đến 1m trú ngụ. Khu Đầm Dơi được bao bọc bởi những con sông, rạch và đầm tôm.

Sinh viên hào hứng trong chuyến tham quan

Sinh viên hào hứng trong chuyến tham quan

Sinh viên hào hứng trong chuyến tham quan

Trong số gần trăm loài cây của thảm thực vật rừng ngập mặn thì cây đước có lẽ là loài cây có số lượng nhiều và nhiều công dụng giá trị nhất. từ một vùng đất hoang hóa, nơi đây đã mọc lên một rừng cây xanh tốt, là lá phổi xanh của thành phố. Cũng tại đây sinh viên DNTU đã được tìm hiểu về quá trình phục hồi và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Sinh viên đã được tìm hiểu rất nhiều thông tin về môi trường nơi đây

Sinh viên đã được tìm hiểu rất nhiều thông tin về môi trường nơi đây

Sinh viên đã được tìm hiểu rất nhiều thông tin về môi trường nơi đây

Sinh viên DNTU cũng đã vào tham quan khu Bảo tồn Chim được UBND TP.HCM công nhận vào năm 2003. Vào mùa chim làm tổ - từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm - số lượng đàn có thể lên tới trên 20.000 con bao gồm 26 loài khác nhau, trong đó có một số loài nằm trong sách đỏ như: Giang Sen, Bồ Nông, Già Đẩy… Vào những ngày này, khu Du lịch Vàm Sát náo nhiệt với hàng ngàn cánh chim nước rợp cả vùng trời. Xe điện tiếp tục đưa sinh viên DNTU tham quan khu Bảo tồn Cá Sấu Hoa Cà. Tại đây sinh viên DNTU đã tìm hiểu về qui trình ấp trứng Cá Sấu, đặc biệt là tham gia trò chơi cảm giác mạnh “Du thuyền câu Cá Sấu”.

Sinh viên tham gia các trò chơi tại khu du lịch

Sinh viên tham gia các trò chơi tại khu du lịch

Sinh viên tham gia các trò chơi tại khu du lịch

Kết thúc chuyến tham quan, sinh viên đã tích lũy cho mình rất nhiều kiến thức về môi trường tự nhiên, tìm hiểu những nguyên nhân biến đổi cũng như tồn tại của các thảm thực vật, động vật tại Cần Giờ. Đây chính là những bài học bổ ích và là động lực để các bạn sinh viên tiếp tục phấn đấu nỗ lực trong học tập

Bùi Nguyên Tuấn Anh

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai