Hội thảo "Nâng cao chất lượng giảng dạy"
Nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, sáng 18/12 vừa qua, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng giảng dạy” tại hội trường lầu 2 Trung tâm Thông tin - Thư viện
Hội thảo có sự tham gia của Ban Lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giảng viên. 4 tham luận báo cáo tại Hội thảo lần này đã tập trung vào “Nâng cao chất lượng giảng dạy”.
Đông đảo cán bộ, giảng viên tham dự Hội thảo
Chuyên đế: “ Học chế tín chỉ và thực trạng đào tạo theo học hế tín chỉ tại DNTU” do thầy Hiệu trưởng trình bày đã giúp cho cán bộ, giảng viên nhận thức thêm về đào tạo theo tín chỉ chuyển quyền lựa chọn, quyết định mục tiêu giáo dục, địa điểm đào tạo, kế hoạch học tập, môn học… từ nhà trường sang cho người học trên cơ sở các trường công khai số lượng tín chỉ cần tích luỹ, trình tự, logic các môn học cần tích luỹ để được công nhận và trao văn bằng tốt nghiệp của trường. bình dương cho rằng các môn học đã được sinh viên tích luỹ ở trường, của văn bằng này có thể được bảo lưu, sử dụng tiếp cho văn bằng khác, ở trường khác nếu chương trình theo quy định của văn bằng, nhà trường đó chứa các môn học, tín chỉ đã tích luỹ, các cơ sở đào tạo có hệ thống chương trình đào tạo thống nhất và công nhận lẫn nhau. Học chế tín chỉ thể hiện đầy đủ tính thích ứng, tính mở của hệ thống giáo dục đại học trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và hội nhập quốc tế về giáo dục như một nhu cầu tất yếu. Những thế mạnh của học chế tín chỉ này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên DNTU lựa chọn, bố trí kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả đào tạo tại DNTU” do TS. Lê Nhật Duy, Ths. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Duy, Trần Duy Thanh của Khoa Công nghệ Thông tin nghiên cứu. Đặc biệt, giải pháp E. Learing nâng cao hiệu quả quản lý và đào tạo vừa hiện đại, vừa thiết thực đối với Nhà trường hiện nay. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân. E-Learning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Chuyên đề: “Thư viện - tài nguyên học tập trong việc giảng dạy, học tập theo học chế Tín chỉ” do Ths. Nguyễn Võ Sơn Bình, Lương Hà Chúc Quỳnh của Khoa Ngoại ngữ đã xuất phát từ thực tiễn dạy và học của Nhà trường nên được hội thảo quan tâm. Làm thế nào để Thư viện thực sự là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng. Thư viện là một yếu tố căn bản và quan trọng, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo của đại học và không thể tách rời trường đại học với thư viện.
Thư viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến làm cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn. Thư viện mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian, thời gian và các lĩnh vực tri thức hơn so với khuôn khổ qui định về nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường.
Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học. Mục tiêu quan trọng nhất đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên thông tin là tạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử lý thông tin và có khả năng sáng tạo tri thức, tự tin hội nhập vào thị trường lao động “chất xám” quốc tế đầy tính cạnh tranh. Đây là xu thế tất yếu trong xã hội thông tin.
Hình ảnh báo cáo các chuyên đề
Hình ảnh tham gia đóng góp ý kiến
Hoạt động giảng dạy, học tập thực chất là một quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Nếu giáo viên nắm bắt, cập nhật được những thông tin mới thường xuyên và vận dụng phù hợp với quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ sinh động, phong phú và đi sát với thực tế hơn. Nếu sinh viên tìm tài liệu, khai thác thông tin - tư liệu hiệu quả thì chất lượng học tập và khả năng nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao rõ rệt. Trong trường đại học, hoạt động khai thác thông tin đóng vai trò tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy – học.
Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và trong đời sống xã hội khi ra trường…