Đổi mới công tác tổ chức thực tập tại khoa Quản trị Kinh doanh
Xây dựng và tổ chức công tác thực tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đào tạo ở bậc Cao đẳng, Đại học. Nếu không có thực hành, thực tập thường xuyên, sản phẩm của quá trình đào tạo chỉ là những sinh viên (SV) không đủ năng lực làm việc, chỉ giỏi lý thuyết, yếu thực tế. Cố nhiên, những sinh viên này dù chưa cầm tấm bằng trên tay nhưng đã chuẩn bị sẵn tâm lí thất nghiệp. Thực tiễn cho thấy hơn 40% sinh viên tốt nghiệp trong 03 tháng đầu không xin được việc làm (Bộ Giáo dục vào đào tạo- 2015). Thêm nữa, kết quả khảo sát trên website của Khoa Quản trị kinh doanh (a QTKD ) cho thấy gần 30% sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch, nhà hàng – Khách sạn đều tìm việc qua các lĩnh vực khác, không phải chuyên môn được đào tạo. Đây thực sự là kết quả rất đáng quan ngại. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và khoa QTKD luôn trăn trở với câu hỏi “Đào tạo như thế nào để sinh viên ra trường phải có việc làm?”.
Trước câu hỏi ấy, tác giả của bài viết này xác định cần phải đánh giá thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên và giải pháp đề xuất cần có tư duy và cách làm mới.
Đối với nhóm ngành Du lịch, đây là ngành dịch vụ rất có tiềm năng, nhu cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực lân cận khá lớn do không nhiều đơn vị đào tạo. Trường đã có gần 10 năm kinh nghiệm đào tạo nhóm ngành này nhưng công tác tổ chức thực tập cho sinh viên vẫn còn nhiều bất cập. Học ngành Du lịch đòi hỏi sinh viên phải được đi thực tế, tìm hiểu văn hoá, phong tục ở nhiều địa điểm du lịch khác nhau. Riêng chuyên ngành Nhà hàng – khách sạn, sinh viên cần tiếp cận với cách thức tổ chức, quản lý, phong cách phục vụ, các món ăn của các nhà hàng, khách sạn tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, trong các năm vừa qua, việc tổ chức các tour thực tập cho sinh viên ngành Du lịch lữ hành còn mang tính tự phát, thiếu sự bài bản chuyên nghiệp: chưa coi trọng việc rèn luyện kỹ năng thuyết minh hướng dẫn,bổ túc kiến thức thực tế… Sinh viên ngành nhà hàng-khách sạn thiếu cơ hội thực tập trực tiếp tại các nhà hàng, khách sạn đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ra trường không đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng hoặc được nhận vào làm nhưng phải đào tạo lại.
Sinh viên thực hành thực tập tại thư viện
quan mà các em có mối quan hệ. Do đó, việc giám sát các em có thực tập hay không là điều khó khả thi.
Vậy giải pháp là gì?
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian vừa qua, Khoa QTKD đã áp dụng bốn (04) giải pháp sau:
Thứ nhất : đổi mới chương trình đào tạo. Vì thời gian thực tập quá ngắn nên chương trình đào tạo phải được thay đổi theo hướng tăng thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Khoa QTKD đã thay đổi chương trình đào tạo theo hướng trên. Vào học kỳ thứ 2 của năm cuối cùng, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp liên tục 03 tháng tại DN như nhân viên chính thức. Khoa đã áp dụng cách làm này ngay trong học kỳ 2, năm học 2014 – 2015. Kết quả cho thấy 51/170 sinh viên được DN giữ lại làm việc hoặc đề nghị ký hợp đồng chính thức sau khi tốt nghiệp.
Thứ hai : trước khi sinh viên đi thực tập phải thực hiện nghiêm túc công tác phổ biến quy chế thực tập. Mục đích của giải pháp nhằm hướng tới việc giúp sinh viên nhận thức đúng đắn vai trò của thực tập, từ đó các em có thái độ tích cực với hoạt động này.
Thứ ba : xây dựng chương trình kiến tập, thực tập chuyên ngành toàn khóa.Cụ thể : năm thứ nhất, sinh viên sẽ đi kiến tập doanh nghiệp (Sản xuất và Thương mại) đối với ngành QTKD, QTVP. Riêng với nhóm ngành Du lịch, các em sẽ được tham gia các tour du lịch trong ngày để tìm hiểu các địa điểm du lịch văn hoá trên địa bàn Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Lần lượt ở năm thứ hai và ba, khoa sẽ sắp xếp tổ chức cho sinh viên đi thực tập chuyên ngành. Đặc biệt, ngành Quản trị kinh doanh, với học phần thực tập chuyên ngành 1, sinh viên đã được đi thực tập bán hàng tại siêu thị và dự kiến trong năm học 2015 – 2016, học phần thực tập chuyên ngành 2, khoa kết hợp cùng phòng Quan hệ DN sẽ đưa các em đến thực tập tại các công ty sản xuất. Thời gian thực tập kéo dài tối đa 01 (một) tháng. Sau đó, các em sẽ về tiếp tục học tại trường. Lịch học và thi được sắp xếp một cách hợp lý, giúp sinh viên đạt hiệu quả thực tập tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành chương trình học đúng thời gian.
Thứ tư : phối hợp với phòng Quan hệ DN nhằm tìm nơi thực tập phù hợp cho SV. Bên cạnh đó, nhờ việc phối hợp với Phòng Quan hệ DN sẽ giúp giảng viên hướng dẫn kiểm soát quá trình thực tập của SV tốt hơn.
Với các giải pháp ở trên, thời lượng sinh viên thực hành và thực tập được gia tăng hơn so với trước, chất lượng thực tập tốt nghiệp tại các công ty, xí nghiệp được nâng lên rõ rệt. Quan trọng hơn cả là tạo được niềm tin cho các đơn vị nhận sinh viên vào thực tập. Khả năng tìm được việc làm ngay sau khi ra trường của các em chắc chắn sẽ được tăng lên, bởi sinh viên được thực hành, thực tập liên tục, hiểu rõ văn hoá công ty và thành thạo nghiệp vụ nên sẽ không cần đào tạo lại mà có thể nhận việc ngay. Trong thời gian tới, khoa tiếp tục nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo, nội dung các môn học sát với thực tiễn và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tổ chức thực tập giữa nhà trường và các DN nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo của khoa không ngừng được cải thiện, đi lên.
Sinh viên thực hành và đi thực tập thực tế