Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Chuyên ngành công nghệ sinh học thực phẩm tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Chuyên ngành công nghệ sinh học thực phẩm đào tạo những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nắm vững những kiến thức và thành tựu của ngành công nghệ sinh học, từ đó ứng dụng vào trong thực phẩm; đồng thời có khả năng nghiên cứu dự án; có thể vận hành sản xuất và xử lý sự cố tại nhà máy; có trình độ, tư cách, tác phong nghiêm túc; có sức khỏe để có thể làm việc hiệu quả. hiện nay chuyên ngành công nghệ sinh học thực phẩm đang thuộc ngành công nghệ thực phẩm của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sau khi trúng tuyển vào ngành công nghệ thực phẩm sinh viên sẽ được tư vấn để lựa chọn theo nguyện vọng ngành công nghệ chế biến thực phẩm hay công nghệ sinh học thực phẩm.Đội ngũ giảng viên của ngành có tâm huyết, tận tâm với sinh viên và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

 Hình ảnh đội ngũ giảng viên của khoa

 Nội dung chuyên ngành công nghệ sinh học thực phẩm
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được đi sâu nghiên cứu những kiến thức của công nghệ sinh học được ứng dụng trong thực phẩm như
- Khái niệm và bản chất của các quá trình sinh học cơ bản. Cấu trúc và chức năng của các hệ thống sống, mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng đó. Sự phát triển và tiến hoá của các hệ thống sống
- Công nghệ sinh học thực vật, động vật và phân tử.
-  Công nghệ ADN tái tổ hợp
- Ứng dụng công nghệ gen trong chế biến thực phẩm.
- Công nghệ nuôi cấy tế bào: vi khuẩn, nấm men, rong tảo, nấm...
- Công nghệ sản xuất protein, enzym
- Công nghệ vi sinh vật: các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh thái của vi sinh vật (tập trung vào các nhóm vi sinh vật có ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm).
- Công nghệ lên men vi sinh và các ứng dụng của vi sinh vật trong công nghiệp thực phẩm.
- Công nghệ bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Các kỹ thuật phân tích vi sinh vật trong thực phẩm: lai phân tử, PCR, ELISA.
- Những ứng dụng của công nghệ sinh học trong thực phẩm: sản phẩm lên men, sản phẩm biến đổi gen…
-  Ứng dụng công nghệ sinh học trong kiểm tra chất lượng thực phẩm.
-  Các bài thực hành về công nghệ sinh học thực phẩm: sản xuất sinh khối tế bào, sản xuất protein, sản xuất enzym (tách enzym, tinh sạch enzym), kiểm tra E.coli bằng PCR, kiểm tra độc tố alfatoxin trong thực phẩm...

Cơ sở vật chất – Trang thiết bị
Với định hướng học đi đôi với hành, sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng tại các nhà máy sản xuất, nhà trường đã xây dựng một trung tâm thực hành với hệ thống phòng thí nghiệm và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sinh viên, giúp sinh viên nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Khoa Công nghệ Thực phẩm – Môi trường – Điều dưỡng có 20 phòng thí nghiệm. Riêng ngành thực phẩm sinh học có 10 phòng thí nghiệm chuyên ngành với các phòng như:
-  Phòng thực hành kỹ thuật phòng thí nghiệm
- Phòng thực hành sinh học đại cương
- Phòng thực hành nuôi cấy tế bào
- Phòng thực hành công nghệ sản xuất protein
-  Phòng thực hành công nghệ sản xuất enzym
-  Phòng thực hành vi sinh
- Phòng thực hành phân tích vi sinh
-  Phòng thực hành công nghệ lên men
-  Phòng thực hành chuyên ngành nâng cao
- Phòng thực hành công nghệ bảo quản thực phẩm
Trong đó có các thiết bị và dụng cụ hiện đại phục vụ cho chuyên ngành công nghệ sinh học thực phẩm như: máy lắc, máy hấp tiệt trùng, tủ hút, tủ sấy, tủ lạnh, tủ ấm, tủ cấy, thiết bị lên men, cân điện tử, máy khuấy từ, bình hút ẩm, đĩa petri, que cấy, que trải, ống nghiệm,...

 Hình ảnh hệ thống phòng thí nghiệm của khoa

Đồng thời nhằm phục vụ cho nhu cầu học hỏi của sinh viên, nhà trường đã đầu tư một hệ thống thư viện hiện đại nhất trong khu vực với hàng nghìn đầu sách đáp ứng cho việc nghiên cứu của sinh viên.

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai