Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

09:28 21/06/2022 - lượt xem: 171

Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 – 21.6.2022), ngày 20/06/2022, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai – TS. Phan Ngọc Sơn đã đến chúc mừng Báo Đồng Nai tại trụ sở của Báo.

Đi cùng TS. Phan Ngọc Sơn còn có Trưởng Phòng Truyền thông - TS. Nguyễn Văn Huy.

Tiếp đón đoàn Nhà trường là Ông Đào Văn Tuấn - Tổng biên tập Báo Đồng Nai.

TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (áo xanh) và Ông Đào Văn Tuấn - Tổng Biên tập Báo Đồng Nai (áo trắng)

Trong buổi tiếp đón, TS. Phan Ngọc Sơn đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất và trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ của Báo Đồng Nai dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Cảm ơn lời chúc từ phía Nhà trường, ông Đào Văn Tuấn đánh giá rất cao những bước tiến của Nhà trường trong thời gian qua. Tại buổi gặp mặt, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí cũng chia sẻ những kỷ niệm cùng những niềm vui trong nghề báo chí của mình.

Cũng trong dịp này, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tài trợ 30.000.000 đồng cho Giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai năm 2022 do Báo Đồng Nai, Sở VH-TTDL và Sở GD-ĐT phối hợp tổ chức, diễn ra vào đầu tháng 8 - Đây là giải truyền thống hằng năm trong chương trình hoạt động hè của tỉnh Đồng Nai

Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trân trọng gửi cảm ơn các đơn vị, các phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí đã hỗ trợ Nhà trường trong việc đăng tải thông tin, hình ảnh của Nhà trường đến với xã hội, qua đó giúp công chúng có thêm nhiều phương diện tiếp cận và tin tưởng vào thương hiệu của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai kính chúc các đơn vị báo chí luôn Chuyên nghiệp - Năng động - Sáng tạo - Phát triển và các phóng viên, nhà báo luôn Trí tuệ - Đam mê - Bản lĩnh - Trách nhiệm – nhiều Sức khỏe.

 

Cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

PHÒNG TRUYỀN THÔNG

DNTU chuẩn bị cho hội thảo khoa học vai trò cách mạng công nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Đây là hội thảo khoa học có ý nghĩa quan trọng theo chủ trương của Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Hội thảo nhằm tìm hiểu phân tích sâu về vai trò của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. trung tâm gia sư bách khoa biên hòa được biết những vấn đề của hội thảo được rút ra sẽ là tiền đề quan trọng để Trường đại học Công nghệ Đồng Nai có thể ứng dụng triển khai vào chương trình đào tạo. Đại diện Ban lãnh đạo Nhà trường tham gia hội thảo Tại buổi làm việc chuẩn bị cho hội thảo, TS.Đoàn Mạnh Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cùng trưởng phó các đơn vị đã cùng nhau dành nhiều thơì gian bàn bạc thảo luận những nội dung chính của Hội thảo Khoa học sắp đến. Hội thảo sẽ là nơi tập hợp các ý tưởng về hoạt động đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai với tầm nhìn đến năm 2030, đưa trường thực hiện thành công sứ mệnh, tầm nhìn và khẩu hiệu đã được nhà trường công bố tháng 6-2017. Theo đó TS. Đoàn Mạnh Quỳnh đã đặt ra những mục tiêu phải đạt được của hội thảo này: Một là, C.Mác nhận định, đánh giá về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I. Nội dung này được giao cho bộ môn Lý luận chính trị khoa Cơ bản và các nhà Khoa học chuẩn bị. Hai là, C.Mác bàn về tác động của cách mạng công nghiệp đến sản uất, giao thương kinh tế, cơ cấu a hội và đời sống người lao động. Nội dung này được giao cho các Khoa: Tài chính, Quản trị, Khoa Công nghệ Thông tin, các nhà Khoa học. Ba là, C.Mác dự báo về sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong tương lai, nhưng tác động của Khoa học – Kỹ thuật đến tiến bộ xã hội. Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí & Xây dựng, Khoa ThỰC phẩm – Môi trường & Điều dưỡng và các nhà Khoa học... chuẩn bị. TS. Đoàn Mạnh Quỳnh (giữa) Phó Hiệu trưởng phát biểu tổng kết tại hội thảo   Quý thầy cô nghiên cứu tài liệu và tham luận tại hội thảo Dự kiến hội thảo khoa học sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm 2018 do Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chủ trì Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức buổi gặp mặt Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 cho tập thể CB-GV-NV nữ trong trường

Ngày 20/10/2020, Công đoàn Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức buổi gặp mặt Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam cho tập thể CB-GV-NV nữ trong trường. Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí ấm áp, vui tươi. Không chỉ mang đến không khí vui vẻ, thư giãn mà đây còn là dịp để động viên, khích lệ tập thể CB-GV-NV tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm trong quá trình phấn đấu, rèn luyện bản thân trong Nhà trường, xây dựng một tập thể nữ vững mạnh. Trong buổi gặp mặt, TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường cùng TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Nhà trường đã phát biểu, chia sẻ về vai trò của người phụ nữ hiện nay: “Năng động, sáng tạo trong công tác, nhưng vẫn không quên vai trò, vị trí và thiên chức của mình trong cuộc sống gia đình, xứng đáng là những người phụ nữ "Giỏi việc nước, Đảm việc nhà" trong thời kỳ hội nhập”. Bên cạnh đó, BGH nhà trường cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất và ý nghĩa nhất đến một nửa thế giới. Kết thúc buổi gặp mặt, tập thể CB-GV-NV nhà trường tham gia trò chơi nhỏ trong tinh thần vui tươi, phấn khởi “vui là chính, lấy quà là mười”. Ngày 20/10 thực sự là một ngày để tôn vinh người phụ nữ Việt Nam, là món quà tinh thần ý nghĩa giữa những bộn bề công việc hằng ngày, để thấy cuộc sống này thêm ý nghĩa hơn. Một số hình ảnh trong buổi gặp mặt: so sánh số phận người nông dân trong chí phèo và vợ nhặt PHÒNG TRUYỀN THÔNG  

Xem chi tiết
Đại học Công nghệ Đồng Nai đối diện với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới.  Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Nếu giáo dục đại học dừng lại ở hiện tại sẽ trở nên lạc lỏng trong thế giới cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới.  Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật (IOT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành sâu rộng...  Giáo dục trước thách thức cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục nhất là giáo dục đại  học. Với những thay đổi chóng mặt của các thiết bị thông minh sẽ tạo ra những hình thức đào tạo trực tuyến. Những hình thức đào tạo này, cho tới nay chưa thay thế được mô hình đào tạo truyền thống, song nó đang đặt ra những thách thức với Đại học truyền thống. "Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện hình thức kết hợp giữa mô hình Đại học truyền thống và phương thức đào tạo trực tuyến. Trước đây sinh viên học ở trường và về nhà để làm bài tập. Bây giờ ngược lại, kiến thức thầy giáo dạy, học trò học sẽ học ở nhà theo hình thức trực tuyến. Sinh viên đến lớp chỉ để học cái mà ở nhà họ không học được"1 . Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra có thể làm giãn rộng khoảng cách này bởi chất xám sẽ ngày càng quan trọng hơn, lao động giản đơn không còn cần thiết nữa.  QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN THẾ GIỚI2 Ngành giáo dục được các nhà khoa học xem là ngành tương đối an toàn cũng sẽ phải thay đổi nhiều. Song trước hết phải hướng vào nhóm ngành nghề có tính sáng tạo cao và người học có khả năng nhạy bén thích nghi với sự thay đổi. gia sư dạy kèm tphcm được biết hệ thống học online ngày càng được thịnh hành, nó là khởi đầu cho việc thu thập big data đặc biệt quan trọng. Khi tích tụ đạt được lượng data đủ lớn về cá nhân người học (thời lượng học, phương pháp, lộ trình đào tạo, mức độ tương tác, kết quả học tập…) trên cơ sở đó, thuật toán Machine learning sẽ không khó đưa ra một phương pháp giáo dục tốt nhất cho từng học sinh, với lộ trình tối ưu cá nhân hóa phương pháp học tập mà ngay cả giáo viên tốt nhất cũng không bằng được. Như vậy, ngành giáo dục dừng lại ở hiện tại sẽ trở nên lạc lõng trong thế giới cách mạng công nghiệp. Đại học Công nghệ Đồng Nai hướng tới các nhóm ngành nghề có tính sáng tạo cao. Nhà trường đã lựa chọn một số ngành nghề có tính chất cốt lõi, tập trung đầu tư vào những ngành này để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của nhà trường. Xây dựng đề án phát triển tổng thể với các dự án để tập trung đầu tư, cùng phối hợp đào tạo các chuyên ngành này với các trường công nghệ trong cả nước và thế giới, mạnh dạn tiến tới cơ chế tự chủ hoàn toàn. Và, luôn khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo của mình. Nếu chúng ta không có chất lượng, thì người học cũng không chịu vào học. Ngược lại, nếu trường được đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo tốt thì vẫn sẽ rất thu hút người học. Tuy nhiên, bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo. Nền tảng của cuộc cách mạng này là điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử viễn thông. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này thì nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành nghiên cứu sẽ tăng, vì vậy nhà trường cần phải có sự chuẩn bị để dịch chuyển trong cơ cấu đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu. Ưu tiên nguồn lực để triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí.  TS. Bùi Quang Xuân - Giảng viên Khoa quản trị  chia sẻ tại buổi họp triển khai nội dung cuộc Cách mạng 4.0 tại DNTU Các chương trình cần có tính liên ngành, hướng tới đào tạo ngành rộng để sinh viên có kiến thức nền tảng, có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau chứ không phải đào tạo chuyên sâu như trước đây. Và nhà trường phải hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo và nghiên cứu. DNTU đang nỗ lực xây dựng thương hiệu để thu hút người học. Trong thời gian qua, Trường luôn tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng tốt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Với sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, địa phương và các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước, nhà trường đã đào tạo có chất lượng và đúng hướng hơn, khắc phục tối đa tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, do định hướng chưa đúng hoặc do chất lượng sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.  Có thể khẳng định chắc chắn: “Có khát vọng và niềm tin, dám chấp nhận thách thức, nắm chắc cơ hội, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Bùi Quang Xuân - Khoa Quản trị   TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Phạm Ly [2] Nguồn: The Economist 1.    Cách mạng công nghệ 4.0 đảo lộn tất cả. Tuổi trẻ cuối tuần ngày 26/2/2017 2.    Khoảnh khắc sự thật ở Muy nich. Tuổi trẻ cuối tuần ngày 26/2/2017 3.    Dạy nghề trong thời cách mạng trí tuệ nhân tạo. Tuổi trẻ cuối tuần 14/4/2017 4.    Các mạng khoa học kỹ thuật và chủ nghĩa tư bản. (Mạng) 5.    Nguyễn Đình Đức: Nhận diện CMCN lần 4. Cơ hội thách thức với Việt Nam Viết bài văn về mẹ    

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội thi Nhảy Flashmob với chủ đề Xuân" chào mừng Đảng mừng xuân Quý Mão năm 2023

Sáng ngày 06/1/2023, Ban Thường vụ Đoàn trường - Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức "Hội thi Nhảy Flashmob với chủ đề Xuân" chào mừng Đảng mừng xuân Quý Mão năm 2023; Nhằm chào mừng kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và hội sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2023; Kết quả: + Giải Nhất: Team Khoa Kế toán Tài chính + Giải Nhì: Team Khoa Ngoại Ngữ + Giải Ba: Team Lớp 22DQT3 + Giải Khuyến khích: Team Khoa Y PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 7

Nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, học tập suốt đời của toàn thể cán bộ, nhân viên, giảng viên và người học tại  Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai góp phần xây dựng xã hội học tập. Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4, với nhiều hoạt động, hình thức, nội dung thiết thực, hiệu quả và phải phù hợp với tình hình cả nước đang tích cực chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Các hoạt động bao gồm: 1. Tuyên truyền về ngày sách Việt Nam 21/4, ngày sách và bản quyền Thế giới 23/4 Thiết kế banner về ngày sách Việt Nam lần thứ 7, ngày sách và bản quyền thế giới năm 2020 kết hợp các bài viết có liên quan đến ngày sách để đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Nhà trường. Phối hợp với Ban phòng chống dịch Covid – 19  của Nhà trường đăng các bài viết tuyên truyền, vận động cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19. 2. Chương trình “My favorite book” Mỗi Cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chia sẻ cuốn sách yêu thích của mình (sách là giáo trình, tài liệu học tập, sách kỹ năng sống, văn học,……) bằng cách: + Bước 1: Chụp ảnh bìa sách đăng lên trang facebook cá nhân kèm theo thông tin về sách: tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, tóm tắt nội dung hoặc nêu cảm nhận về cuốn sách có check - in Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. + Bước 2:  Đăng kèm hashtag #NgaysachVietNamDNTU + Bước 3: Tag tên facebook mời 05 người bạn (đang làm việc hoặc học tập tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai) cùng tham gia chia sẻ bài viết tương tự trên trang cá nhân nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách và chia sẻ những cuốn sách hay để mọi người cùng tìm đọc. 3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên giáo dục mở, các cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử truy cập miễn phí. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên giáo dục mở, các cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử cho phép cộng đồng truy cập và khai thác miễn phí cho cán bộ, nhân viên, giảng viên và người học tìm kiếm, sử dụng phục vụ cho học tập cá nhân, nghiên cứu và công việc. 4. Phát động cuộc thi “Đại sứ văn hóa học năm 2020” Tiếp tục triển khai kế hoạch số 01/KHPH-TV-ĐTN ngày 02/3/2020 của Trung tâm Thông tin - Thư viện và Đoàn Thanh niên tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp Trường. Tiếp tục thông tin về cuộc thi, giới thiệu chuyên trang hướng dẫn cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2020 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, những bài thi đạt kết quả cao của các năm,…tới bạn đọc toàn Trường. nhận gia sư dạy kèm tphcm hi vọng dịch bệnh Covid - 19 sớm qua đi để Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sớm được đón các em sinh viên học tập trở lại. Trung tâm Thông tin – Thư viện tiếp tục được đồng hành và phục vụ những bạn đọc thân quen. Cảm nhận đoạn văn trong Chiếc thuyền ngoài xa Trần Thị Như Ngọc, Trung tâm Thông tin – Thư viện

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp

Ngày 7/4/2023, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp. Việt Nam và Pháp có mối quan hệ gần gũi, đây là sản phẩm của sự làm việc cùng nhau, duy trì và phát triển các liên kết, trao đổi trong mọi lĩnh vực, do đó, hai nước đã chọn khẩu hiệu "Văn hóa sẻ chia" cho dịp kỷ niệm này. Logo và khẩu hiệu đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher công bố vào tháng 12/2022, trong buổi Lễ khởi động các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp cùng với Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thi vẽ tranh với chủ đề “Tình hữu nghị Việt Nam - Pháp”, chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ, 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp. Tham dự Lễ khai mạc Hội thi tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có Bà Vy Vũ Hồng Thảo – Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Tiến sĩ Trần Minh Hùng, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tỉnh; Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tỉnh; Ông Đặng Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Pháp tỉnh; Ông Phạm Công Hoàng, Chi hội Trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt có sự tham dự của Bà Anne-Laure Vincent, Tuỳ viên Hợp tác tiếng Pháp, thuộc Đại sứ quán Pháp đặt tại Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Bà Anne-Laure Vincent, Tuỳ viên Hợp tác tiếng Pháp phát biểu khai mạc Hội thi Cuộc thi thu hút gần 200 thí sinh đến từ các trường đang dạy tiếng Pháp trên địa bàn tỉnh, các sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham gia với nhiều chất liệu tranh khác nhau phong phú và đa dạng. Thông qua chủ đề “Tình hữu nghị Việt - Pháp”, các thí sinh sẽ có thêm sự hiểu biết về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Pháp nói chung, Đồng Nai – Pháp nói riêng.  Các thí sinh tham gia cuộc thi vẽ tranh chủ đề "Tình hữu nghị Việt - Pháp" Tiếp nối chương trình, Viện Pháp tại TP. Hồ Chí Minh đã có những trao đổi các chủ đề liên quan đến du học và học bổng tại các trường Đại học Pháp cho sinh viên DNTU. Hy vọng trong tương lai, sinh viên DNTU và sinh viên Pháp có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau hơn nữa. Đây cũng là dịp để nhân dân hai nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng thể hiện tình cảm tốt đẹp, tinh thần hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua các hoạt động được tổ chức xuyên suốt nhiều sự kiện trong năm ở các lĩnh vực đa dạng: văn hóa, kinh tế, khoa học, giáo dục và cả y tế. Trong chuyến tham quan ngắn Trường Đại học công nghệ Đồng Nai của  Bà Anne-Laure Vincent, Nhà trường có cơ hội giới thiệu các ngành nghề trường đang đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... để thấy rằng Nhà trường luôn đủ điều kiện, sẵn sàng tiếp nhận học sinh, sinh viên quốc tế có nhu cầu tham gia học tập tại đây và ngược lại, sinh viên DNTU cũng đủ khả năng, bản lĩnh để tham gia các chương trình trao đổi quốc tế. Một số hình ảnh:             PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ

Xem chi tiết
Hướng đến Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong giáo dục Đại học

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự kết hợp giữa thành quả của 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số đang là xu thế lớn trên toàn cầu, với động lực là sự phát triển về khoa học - công nghệ sẽ tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế.Dưới tác động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giáo dục đại học bị đặt trước nhiều thách thức rất lớn, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các trường đại học đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới, trung tâm gia sư tài năng cho rằng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Tất cả tạo ra một bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức giáo dục truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Định hướng lối đi cho một trường mà ngành mũi nhọn là công nghệ trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chủ trương thay đổi nội dung hướng đến các vấn đề trước khi bước vào Cách mạng công nghiệp 4:  Thay đổi trong đào tạo và quản trị nhà trường để đào tạo kỹ năng sáng tạo, thích ứng với yêu cầu mới, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin được ưu tiên hàng đầu.  Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp.  Thay vì đào tạo những gì thị trường cần, nhà trường sẽ đào tạo những gì thị trường sẽ cần.  Có khung pháp lý với những loại hình là xu thế phát triển như: lớp học, chương trình đào tạo ảo để đảm bảo mặt bằng chất lượng.  Đó cũng là nội dung chính trong buổi hội thảo quốc tế Cuộc cách mạng công nghiệp 4 và ứng dụng tại đại học, cao đẳng Việt Nam do Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam tổ chức trong ngày 24, 25/2 vừa qua tại TPHCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự tham gia của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và nhiều trường bạn trong khu vực.   Đại diện nhà trường tham gia tại hội thảo Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Lê Trần Tâm Thi (Phòng Truyền Thông)

Xem chi tiết
Doanh nghiệp đồng hành cùng DNTU hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Sáng ngày 18/5 tại phòng họp 01 - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai - đã diễn ra buổi tọa đàm “Đánh giá chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử theo định hướng doanh nghiệp”.

Xem chi tiết
DNTU triển khai nội dung cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Dù cách gọi tên có thể khác nhau, nhưng hiện tại, tất cả thế giới đang quan tâm đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đến những nội dung cụ thể của cuộc Cách mạng này. Đây là cuộc Cách mạng không chờ đợi ai mà đang phát triển như vũ bão. Cuộc cách mạng này đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và DNTU cũng đang phải vận động và nắm bắt cơ hội này. Sáng ngày 20/5/2017, tại phòng họp 3 - Trung Tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, đã có cuộc họp với toàn bộ CB-GV-NV để triển khai nội dung cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc họp do TS. Phan Ngọc Sơn chủ trì với chủ đề “Tầm nhìn và giải pháp công nghệ”.  Toàn thể CB, GV, NV Nhà trường cùng tham dự họp triển khai nội dung cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mở đầu TS. Bùi Quang Xuân cho biết: Cách mạng Công nghiệp 4.0 được mở đầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vĩ mô, hình thành những công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối (IoT)… qua đó đã và đang làm biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Trong thời gian không xa, cuộc cách mạng này sẽ có tác động mạnh mẽ tới đời sống sản xuất của con người, kết nối IoT trở nên phổ biến, nhiều hoạt động sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo. Cuộc cách mạng này đang tác động đến chúng ta, không chờ đợi chúng ta mà đang tiến lên như vũ bão. Chúng ta không thể bỏ lỡ con tàu này. trung tâm cần tìm gia sư tại biên hòa cho rằng công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân chủ động tham gia vào quá trình nghiên cứu sáng tạo, thụ hưởng nhiều thành tựu của sản phẩm công nghệ cao. Cốt lõi của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vẫn là công nghệ thông tin. Vì vậy, cần tập trung cho phát triển, phải đi vào thực chất và làm thực chất chứ không phải mang tính phong trào. Hưởng ứng xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên quy mô toàn cầu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam đã và đang được quan tâm, đẩy mạnh hơn bao giờ hết. TS. Lưu Hồng Quân cũng đã triển khai một số vấn đề về nội dung này. TS.Quân chia sẻ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ quan Chính phủ cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng, tuân thủ các giải pháp an ninh thông tin phù hợp nhằm ứng phó kịp thời với những hiểm họa an ninh khi các cuộc tấn công mạng đang diễn biến ngày càng phức tạp. TS. Bùi Quang Xuân - Giảng viên Khoa Quản trị chia sẻ tại buổi họp Để đảm bảo chúng ta bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 này không bị bỏ lỡ con tàu, khi chúng ta bước lên tàu, chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển. TS Lư Hồng Quân  tiếp tục chia sẻ: “Trong cuộc cách mạng này thì cơ hội đem đến cho chúng ta rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ. Bộ Chính trị, Chính phủ cũng đang rất quan tâm đến việc này. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chúng ta phải ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, ưu tiên cho việc mua hoặc chuyển giao công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu DNTU có khả năng cạnh tranh. Phải ưu tiên CNTT và truyền thông, coi đây là hạ tầng của hạ tầng trong sự phát triển, của cuộc cách mạng công nghiệp này để làm thế nào đó kết hợp đột phá trong phát triển những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn” TS. Lưu Hồng Quân - Trưởng Khoa Điện, ĐT, CK - XD chia sẻ tại buổi họp Dù đã cuối giờ trưa, nhưng vẫn như thường lệ, với sự “truyền lửa” mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết của TS. Phan Ngọc Sơn, mọi người vẫn bị cuốn hút vào nội dung mà thầy trao đổi: “Công nghiệp 4.0 đã vào tới DNTU,  không phải chuẩn bị mà chúng bắt đầu vận hành. Nếu ta không “thay” thì sẽ “bị thay” trong tương lai gần”. Thầy Sơn khẳng định: “Thế giới năng động tự học, tự lập, tự nghiên cứu. Ta sẽ phải thay đổi hết, tư duy, suy nghĩ, thay đổi cách làm. Hiệu trưởng TS. Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi họp Tầm nhìn sứ mệnh của ta đưa ra rất rõ. Và ta phải thực hiện tầm nhìn này ngay bây giờ”. “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ xóa bỏ bằng cấp, con người sẽ được đánh giá theo giá trị thực họ mang lại cho xã hội. Bất chấp bằng cấp, bất chấp chống lưng, xuất xứ… Không ai lo mất việc khi đủ sức gia nhập thế giới nếu ta có năng lực. Những người không học sẽ thất nghiệp trước và sẽ nghèo khổ. Bởi vì thế giới sẽ chỉ có công việc cho trí thức, không còn công việc tay chân. Nếu giảng viên không thay đổi tư duy sẽ mất việc. Nếu các nhà trí thức không nhận thức được thì sai lầm là của chính ta... Tôi mong muốn giảng viên đào tạo cho sinh viên theo nhóm, hướng mở phát triển cộng đồng và phải có óc tổ chức. Với vai trò là người đứng đầu, tôi sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, làm sao hoạt động nghiên cứu tốt. Phương pháp phải thay đổi thật nhiều về công nghệ thông tin, thầy phải là người hướng dẫn. Trò hỏi nhiều có nhiều điểm, thầy trả lời nhiều có nhiều tiền” – TS.Sơn nhấn mạnh. Toàn thể CB, GV, NV DNTU quyết tâm thay đổi trước những cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Trước khi kết thúc cuộc họp, TS.Phan Ngọc Sơn đã tóm lược lại những nội dung quan trọng. Cách mạng Công nghiệp 4.0 bắt buộc DNTU phải thay đổi. Tất cả mọi người từ CB - GV - NV và cả sinh viên cũng đều phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm việc, thay đổi cách dạy, cách học; phải nắm bắt và làm chủ vể công nghệ; DNTU sẽ tiến tới đầu tư đào tạo trực tuyến,... cảm nhận bài thơ Mời Trầu Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông

Xem chi tiết