Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Robot leo trụ 2021 ra đời – khẳng định hoạt động đào tạo ứng dụng thực tế của DNTU

Robot leo trụ 2021 ra đời – khẳng định hoạt động đào tạo ứng dụng thực tế của DNTU

Xu thế hội nhập và phát triển, các trường Đại học thay đổi các chương trình đào tạo để phục vụ mục tiêu hướng đến đào tạo nhân lực có trình độ, chuyên môn kĩ thuật cao…Vì vậy để hướng đến việc phù hợp với thực tiễn và mang lại giá trị cho xã hội. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu theo xu thế phát triển.

Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa. Có thể hiểu rằng, những công nghệ tiến tiến nhất hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ in 3D, xe tự lái, các robot vận hành thay con người…

Hiện hữu rõ rệt và ứng dụng đời sống thực tế tốt nhất phải kể đến Robot. Robot đã chiếm một vị trí quan trọng khó có thể thay thế được, nó giúp con người làm việc với năng suất cao và trong các điều kiện khó khăn, nguy hiểm, ….. Lĩnh vực robot di động đang ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và xã hội. Từ thực tế trên việc xây dựng các bộ điều khiển cho robot di động đã trở nên một yêu cầu thiết yếu.

Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai đã và luôn định hướng là trường đại học nghiên cứu và ứng dụng hàng đầu ở tỉnh Đồng Nai. Nhờ sự chỉ dạy tận tình cùng những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm của Quý thầy cô khoa Công nghệ, các bạn sinh viên CLB “Khoa học Công nghệ DNTU" đã cùng nhau bắt tay nghiên cứu, thực hiện, chế tạo nên những con robot mang tên " Robot leo trụ".

Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ DNTU ?

Với phương châm đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và hướng cho người học được thực hành, kết nối lý thuyết và thực hành. Khoa Công nghệ đã thành lập câu lạc bộ Khoa học và Công nghệ.  CLB sẽ thúc đẩy trao đổi ý tưởng và xúc tiến thành lập các chủ đề nghiên cứu liên ngành, phổ biến, chia sẻ thông tin KH&CN, ý tưởng nghiên cứu. Đây là nơi dành cho sự đam mê, sáng tạo. Các sản phẩm công nghệ sẽ được các Giảng viên, sinh viên chế tạo và lập trình. Trước tiên, với sự quan tâm và chỉ đạo của ban lãnh đạo khoa, câu lạc bộ đã tổ chức cuộc thi “Robot leo trụ 2021”.

Quá trình hình thành Robot leo trụ ?

Để hình thành lên một robot hoàn thiện chúng ta trải qua ba giai đoạn: thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Ở giai đoạn thiết kế, các sinh viên phải sử dụng phần mềm thiết kế cơ khí, thiết kế 3D để thiết kế và tính toán các cơ cấu cơ khí của robot. Sau đó, robot sẽ được chế tạo các cơ cấu cơ khí như cơ cấu kẹp, cơ cấu bám leo trụ, cơ cấu đá quà. Giai đoạn chạy thử nghiệm được thực hiện cuối cùng để đánh giá mức độ hiệu quả của các thiết kế. Nếu phát hiện ra lỗi thì thực hiện thiết kế lại và tiến hành cải tiến.  Thể hiện ở hình bên dưới:

Thông qua cuộc thi giúp cho sinh viên hiểu biết rõ hơn về các phần mềm thiết kế cơ khí như solidwork, autocad cũng như các kiến thức về điều khiển tự động, lập trình C, lập trình mã nguồn mở, hệ thống khí nén. Hơn nữa, qua chủ đề của cuộc thi là robot leo trụ, các sinh viên có thể phát triển thêm và ứng dụng vào thực tế như: robot hỗ trợ thi công lắp đặt các hệ thống điện trên cao, robot tỉa cành trên cao.

Sau hơn 1 tháng tạo khuôn, vẽ 3D, lập trình thì các con Robot đã được hình thành và đưa vào hoạt động thực tiễn. Đối với hoạt động nghiên cứu sáng tạo khi được gọi là đam mê thì các sinh viên sẽ cống hiến hết mình để thấy rằng ngoài lý thuyết thì thực hành vận dụng vào thực tế cũng là điều kiện đủ để tập thể các thành viên Khoa Công nghệ hướng đến.

Xin chúc cho CLB Khoa học Công nghệ DNTU thành công và tạo nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao.

Một số hình ảnh hoạt động Robot leo trụ:

PHÒNG TRUYỀN THÔNG

 

 

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai