Lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021
1. Lịch thi THPT quốc gia 2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra từ ngày 6- 9/7/2021.
Ngày 6/7 là thời gian làm thủ tục dự thi; Ngày 9/7 là ngày dự phòng. Hai ngày thi chính thức là ngày 7/7 và 8/7.
Theo Công văn 1318/BGDĐT-QLCL ngày 05/4/2021 của Bộ GD&ĐT, sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vào ngày 26/7.
Năm 2021, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Dưới đây là lịch thi chi tiết:
2. Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT 2021
3. Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2021 mới nhất
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo thông tư, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Người đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh được đăng ký dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
Về điều kiện dự thi, người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước: phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5 điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước đo bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định.
Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến việc đình chỉ thi. Theo đó, đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:
Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
Mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ;
Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;
Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi;
Có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;
Không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyến trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ;
Cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban coi thi quyết định.
Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buối thi.
Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.
4. Tuyển sinh đại học 2021: Được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần
Một trong những điểm mới đáng chú ý dự kiến sẽ được quy định trong quy chế tuyển sinh ĐH năm 2021 là thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần bằng hình thức trực tuyến.
Khác với các năm trước, năm nay thí sinh được chọn hai hình thức khi đăng ký xét tuyển trực tiếp và trực tuyến. Các em đăng ký vào phiếu đăng ký dự thi, sau đó dùng tài khoản đăng nhập bằng mật khẩu cá nhân để đăng ký các nguyện vọng mình mong muốn.
Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng 3 lần trong thời gian Bộ GD-ĐT cho phép. Thí sinh chỉ được điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến chứ không được điều chỉnh bằng phiếu nữa.
Khi điều chỉnh thí sinh cần tìm hiểu kỹ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT công bố đối với các ngành sư phạm và các ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề; ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường công bố để điều chỉnh nguyện vọng.
5. Bổ sung Tiếng Hàn vào môn thi tốt nghiệp THPT 2021
Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, tiếng Hàn sẽ là một trong bảy ngôn ngữ để học sinh lựa chọn khi đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Ngày 17/3, Bộ GD&ĐT gửi thông báo đến các đơn vị, nhà trường về việc quyết định bổ sung môn tiếng Hàn vào danh mục các môn thi tốt nghiệp THPT cho các thí sinh đã học chương trình giáo dục phổ thông, đăng ký dự thi môn tiếng Hàn xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển trình độ cao đẳng, đại học năm 2021.
6. Phương án thi THPT quốc gia 2021
Về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2021-2025, Bộ đánh giá, nhìn lại 6 năm đổi mới kỳ thi THPT (từ 2015-2020) cho thấy, việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT đã khắc phục rõ rệt tình trạng học tủ, học lệch diễn ra trong nhiều năm, thực hiện đúng phương châm "học gì thi nấy", yêu cầu học sinh phải học toàn diện.
Công tác tổ chức thi gọn nhẹ hơn, thí sinh chỉ phải dự thi một lần, ngay tại địa phương, giúp giảm áp lực, giảm tốn kém cho gia đình, học sinh và xã hội. Các hình thức tuyển sinh ĐH, CĐ được đa dạng hóa. Các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ có sự chuyển biến tích cực trong tự chủ tuyển sinh, trong đó ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương thức xét tuyển theo tiếp cận quốc tế, như sử dụng các chứng chỉ chuẩn quốc tế, kết quả bài thi đánh giá năng lực...
Từ kết quả của giai đoạn 2015-2020, định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 được xác định cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2020, chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ và chú trọng xây dựng, phát triển ngân hàng câu hỏi thi cho phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, hiện nay đang xây dựng để sớm công bố phương án thi và tuyển sinh giai đoạn 2021-2025, trên quan điểm phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT và trách nhiệm triển khai cụ thể của địa phương, cơ sở giáo dục đối với các kỳ thi và tuyển sinh.
Trong đó, tăng cường tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong tuyển sinh. Đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh; có sự giám sát mạnh mẽ của xã hội và từng bước tiếp cận xu hướng tuyển sinh của các nước tiên tiến về giáo dục trên thế giới.
7. Thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ mới ký ban hành hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020 - 2021. Một trong những nội dung đáng chú ý tại văn bản này là thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định như năm 2020 nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo chuẩn đầu ra của chương trình, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực của học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa. Kết quả kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chuẩn bị ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn phục vụ cho việc ra đề thi tốt nghiệp THPT, đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện để hướng tới có thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính ở những nơi có đủ điều kiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ theo định hướng đánh giá phẩm chất và năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
--------------------------------------------------------------
Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2021 sẽ diễn ra trong 2 ngày với 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập, bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ); 1 bài thi tự chọn từ 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm tổ hợp các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) đối với học sinh THPT và tổ hợp các môn lịch sử, địa lý đối với học sinh giáo dục thường xuyên.
Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm ra đề. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Về hình thức thi, chỉ duy nhất môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm: 70% điểm trung bình của 4 bài thi cộng với 30% điểm trung bình các môn học trong học bạ lớp 12.
Xem thêm tại:
- Công văn 4382/BGDĐT-QLCL nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020-2021
Theo Hoatieu.vn
PHÒNG TRUYỀN THÔNG