Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Giải mã ngành nghề DNTU: ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô

Công nghệ kỹ thuật Ô tô – ngành học “mũi nhọn” và được ưu tiên phát triển trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Ngày nay, ô tô đã ngày càng trở thành phương tiện đi lại phổ biến của nhiều người dân cùng với đó là việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có kỹ thuật cao. Chính vì lẽ đó, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cũng tăng vọt, từ đó ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trở thành ngành học thu hút rất nhiều sinh viên theo học tại các trường đại học trong nước.

Công nghệ kỹ thuật Ô tô, ngành học nói khó cũng đúng mà nói dễ cũng chẳng sai!

Người ta ước tính có hàng trăm ngàn chi tiết máy được lắp ráp trong một chiếc ôtô hoàn chỉnh. Để chế tạo một chiếc ôtô cần phải trải qua nhiều quá trình từ chế tạo đến lắp ráp và cần rất nhiều nhân lực. Bạn có thể là một công nhân trực tiếp lắp ráp hay chế tạo các chi tiết cơ khí hay một kỹ sư quản lý một quy trình trong hệ thống sản xuất. Một nhà máy lắp ráp ôtô rộng hàng chục ngàn hecta và có hàng trăm công nhân, kỹ sư, chuyên viên cùng nhau làm việc.  cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và trực tiếp tiếp xúc với khoa học kỹ thuật mới trong ngành cơ khí là những cái được của người lao động.

Điều thú vị ở ngành học này là trên một chiếc ô tô có hàng trăm ngàn chi tiết máy được lắp ráp và khớp nối với nhau thành hoàn chỉnh. Quá trình chế tạo một chiếc ôtô phải trải qua nhiều công đoạn và cần rất nhiều nhân lực. Tuy công việc khá vất vả và đòi hỏi tính tỉ mỉ cao, nhưng khi một chiếc ô tô được ra đời và vận hành thì chắc chắn bạn sẽ rất hãnh diện khi góp phần không nhỏ trong hành trình tạo ra nó.

Tố chất phù hợp cho ngành học CNKT Ô tô

Để học tập và thành công trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, bạn cần hội tụ những tố chất, kỹ năng sau:

  • Sức khỏe tốt
  • Có niềm đam mê với nghề Ô tô
  • Có khả năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, phân tích vấn đề
  • Kỹ năng tổng hợp và xử lý thông tin nhanh
  • Có tư duy sáng tạo, nhanh nhạy
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Nghiêm túc với công việc
  • Cần cù, tỉ mỉ và chịu khó
  • Chịu được áp lực công việc và môi trường làm việc

Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?

Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) là một trong số những trường đại học tại Việt Nam có đào tạo ngành CNKT Ô tô. Được biết đến là trường đại học đa ngành (17 ngành học) có chất lượng đào tạo hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đặc biệt chú trọng đào tạo theo hướng sát thực tế, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế - xã hội hiện đại.

Tổ hợp xét tuyển:

  • Toán, Lý, Hóa (A00)
  • Toán, Lý, Anh (A01)
  • Toán, Lý, Sử (A03)
  • Toán, Lý, GDCD (A10)

Điều gì làm cho ngành học CNKT Ô tô tại DNTU trở nên khác biệt?

Giữa muôn vàn trường đào tạo chuyên ngành Ô tô thì DNTU luôn trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong tỉnh bởi không chỉ cung ứng nguồn kiến thức chuyên sâu mà còn đem đến cho sinh viên những trải nghiệm nghề nghiệp tuyệt vời khi theo học tại DNTU. Không còn là những buổi học khô khan, DNTU đem đến cho người học những kinh nghiệm thực tiễn, có thể áp dụng vào thực tế trong công việc tương lai. Khi là sinh viên Công nghệ kỹ thuật ô tô tại DNTU, bạn sẽ được:

  • Trang bị  kiến thức nền tảng về Công nghệ Động Lực và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Ôtô; kiến thức về kiểm định, thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật Ôtô, kiến thức cơ bản về tòan bộ quá trình thiết kế và sản xuất ôtô trên dây chuyền công nghiệp; kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất, kinh doanh Ô tô và các lọai thiết bị động lực.
  • Thường xuyên đi kiến tập, thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành.
  • Luôn có đơn đặt hàng cung ứng nhân lực từ các doanh nghiệp chính.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường:

  • Công việc ở các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô: Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng sản xuât, Trưởng phòng kế hoạch và chiến lược, Trưởng phòng thiết kế,…
  • Công việc ở các trạm bảo dưỡng, sửa chữa: giám sát các nhân viên kỹ thuật, tiếp nhận khách hàng, trực tiếp sữa chữa, bảo trì, tư vấn khách hàng về kỹ thuật, dịch vụ bảo dưỡng,…
  • Công việc ở các trạm đăng kiểm: làm công tác quản lý, trực tiếp đóng vai trò đăng kiểm viên
  • Công việc giảng dạy kỹ thuật: do đặc thù của ngành, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia công tác giảng dạy kỹ thuật ở các trường dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật, trợ giảng ở các trường đại học kỹ thuật, v.v… Sau khi học sau đại học thạc sĩ ô tô có thể giảng dạy ở các trường đại học kỹ thuật.
  • Công việc ở các lĩnh vực khác: dầu khí, trạm phát điện, máy công trình, tàu thủy,…

 

Hi vọng rằng với những thông tin bổ ích trên thì các bạn có thể lựa chọn được cho mình một ngành nghề yêu thích và thực hiện được ước mơ trong tương lai nhé! Chúc các bạn học tập hiệu quả thành công trên con đường mình đã chọn!

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN:

  1. Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2020
  2. Xét điểm học bạ ( ≥ 18đ) 
  • ĐTB lớp 11 và ĐTB HK1 lớp 12 (tổ hợp 3 môn xét tuyển)
  • ĐTB lớp 12 (tổ hợp 3 môn xét tuyển)

HÌNH THỨC XÉT TUYỂN:

  1. Trực tuyến:  https://xetonline.dntu.edu.vn
  2. Trực tiếp: Bộ phận Tuyển sinh Đại học Công nghệ Đồng Nai
  3. Zalo: 0904.39.7733
  4. Qua đường bưu điện: Bộ phận tuyển sinh Đại học công nghệ Đồng Nai. (Mẫu phiếu đăng ký: https://ts.dntu.edu.vn)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

  • Đường Nguyễn Khuyến, KP5, P.Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai
  • Điện thoại: (0251) 261.2241- (0251) 399.8285
  • Hotline: 0986.39.7733 – 0904.39.7733
  • Email: tuyensinh@dntu.edu.vn
  • FB Messenger: Đại học Công nghệ Đồng Nai (https://www.facebook.com/dntuedu/)
  • Website: https://dntu.edu.vn

PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai