DNTU Uni: Muốn chọn ngành hãy hiểu mình
Hiện nay, nhiều học sinh lớp 12 khi chọn ngành học thường đăng ký theo cảm tính, theo trào lưu. Nhưng các bạn lại quên mất một điều quan trọng: Trước khi chọn ngành phải “hiểu mình, hiểu ngành”, tránh tình trạng chọn sai ngành học hoặc ngành học không phù hợp với năng lực, sở thích, đam mê của mình.
Ngành phải phù hợp với năng lực
- “Hiểu mình” là để xác định đúng các tố chất nổi trội của chính bản thân, hiểu rõ khát khao, mong muốn của mình sau này muốn làm gì? Từ đó, khoanh vùng một số ngành ngành có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân, để tập trung tìm hiểu và lựa chọn.
- “Hiểu ngành” là để khẳng định mình không ngộ nhận (nhận thức sai) về ngành học đó khi lựa chọn.
Khi đã thấu hiểu được bản thân mà những ngành học và nghề nghiệp mình quan tâm, các bạn sẽ tránh được tình trạng chọn sai ngành, hạn chế tình trạng thất nghiệp sau này hoặc khi có công việc rồi mà vẫn cảm thấy chán nản, không đam mê cống hiến.
Khi lựa chọn ngành ngành theo học, các bạn phải tự đặt câu hỏi: Khả năng của mình tới đâu? Năng lực học tập, năng khiếu của mình liệu có phù hợp với ngành ngành sẽ chọn? Mình có thật sự thích thú với ngành ngành dự định theo học? Trả lời được các câu hỏi này, đồng nghĩa với việc các bạn đã nhận biết được khả năng, sở trường phù hợp với ngành học và công việc tương lai của mình
Hiểu bản chất ngành học để chọn đúng
Ngoài việc xác định khả năng của mình phù hợp với ngành học gì, các bạn cần phải tìm hiểu bản chất hay nội dung ngành học mình sẽ theo đuổi. Để có câu trả lời, các bạn phải tự tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, những người đang hoạt động trong lĩnh vực hoặc tự mình thâm nhập thực tiễn để tìm hiểu. Muốn biết được bức tranh tổng quan về các ngành học, nghề nghiệp hiện nay trong xã hội, các bạn phải tìm hiểu rõ đặc điểm, tính chất, yêu cầu, xu hướng phát triển, cơ hội việc làm, trường đào tạo ngành; các yếu tố cần và đủ của một ngành nhất định.
- Các yếu tố “CẦN” cho một sẽ bao gồm: đối tượng theo học, mục đích hoạt động, công việc chính của ngành học, công cụ lao động phục vụ và môi trường làm việc. Nếu tìm hiểu một cách nghiêm túc, các bạn dễ dàng nhận thấy các yếu tố này, để lựa chọn một cách khái quát nhất.
- Các yếu tố “ĐỦ” chính là yêu cầu của ngành học và công việc đó đối với người lao động. Vd như: ngoại hình, sức khỏe, tính cách; tiềm năng trí tuệ; kiến thức, kỹ năng, xu hướng phát triển trong tương lai…
Các bạn học sinh THPT toàn tỉnh Đồng Nai tham gia ngày hội DNTU Open day 2021 để tìm hiểu về trường, các ngành học phù hợp cho bản thân trước kỳ tuyển sinh đại học
Chúng ta không ai mong muốn chọn sai ngành học. Chính vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn ban đầu của mình là phù hợp.
=> Một số tips giúp bạn tự định hướng ngành học và nghề nghiệp trong tương lai:
1. Tìm hiểu các ngành học và nghề nghiệp trong xã hội
Để biết bản thân thích hợp với ngành học và nghề nghiệp nào, việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu các lĩnh vực xoay quanh ngành học và nghề nghiệp đó trong xã hội.
2. Xác định thế mạnh của bản thân
Nhiều bạn trẻ có quan niệm rằng bản thân mình đam mê hay thích điều gì thì mình sẽ làm tốt điều đó nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy rằng logic này là chưa hoàn toàn chính xác. Ngược lại, khi bạn có thế mạnh và làm tốt một việc gì thì bạn sẽ đam mê với công việc đó. Vì vậy, đề tự định hướng ngành học và nghề nghiệp bạn cần xác định được thế mạnh của mình là gì. Bạn có thể dựa vào kết quả những việc làm bạn đã từng thành công trước đó hoặc nhờ đến sự đánh giá của bạn bè và người thân. Đôi khi lời khen của những người từng tiếp xúc với bạn sẽ cho bạn biết được thế mạnh của mình.
3. Tạo một danh sách các yếu tố liên quan đến ngành học và nghề nghiệp bạn mong muốn
Bạn cần tạo ra một danh sách các yêu tố liên quan đến ngành học và nghề nghiệp mà bạn mong muốn, sau khi đã tìm hiểu về các lĩnh vực trong xã hội. Vd: bạn thích một công việc có thể giao tiếp với nhiều người hay thiên về nghiên cứu, bạn thích mỗi trường làm việc năng động hay chuyên nghiệp, mức lương bạn mong muốn cho công việc là bao nhiêu… Càng liệt kê được nhiều câu hỏi và tự trả lời, bạn sẽ càng khám phá rõ hơn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với mình.
4. Học thêm kĩ năng mềm
Tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm để khám phá và trau dồi là một phương pháp rất tốt để hướng nghiệp và định vị bản thân. Bạn có thể tham gia vào các khóa học kỹ năng, các câu lạc bộ hoặc bất kỳ một cộng đồng xã hội nào, khi đào sâu vào một kỹ năng bạn sẽ xác định được công việc tương lai mình muốn làm.
5. Tìm hiểu kỹ về cơ sở đào tạo
Dựa trên các tiêu chí đánh giá chung hiện nay như: chất lượng giảng dạy; cơ hội việc làm; xu hướng đào tạo; cơ sở vật chất; các chương trình thực tập, liên kết doanh nghiệp; đánh giá và phản hồi;… mà các bạn học sinh có thể để lựa chọn cho mình một ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt nhất.
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU), mã trường DCD là trường đại học đào tạo đa ngành với 15 ngành học thuộc 4 khối ngành trọng điểm, cơ hội việc làm hấp dẫn: khối Kỹ thuật – Công nghệ, khối Kinh tế - Xã hội, khối Y học – sức khỏe, khối Ngôn ngữ - Văn hóa.
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được Hệ thống Đối sánh Chất lượng Giáo dục đại học UPM (University Performance Metrics) đánh giá 4 sao trên mức tối đa 5 sao về tổng thể các mặt hoạt động của nhà trường theo định hướng ứng dụng.
Theo kết quả xếp hạng mới nhất của Webometrics, có 178 trường đại học tại Việt Nam được xếp hạng. Trong đó, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai xếp vị trí thứ 90 trên tổng số 178 trường đại học tại Việt Nam được xếp hạng. Giữ vững vị trí “in top” 100 các trường đại học Việt Nam tại BXH Ranking web of Universities.
Phương thức xét tuyển:
- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
- Xét điểm học bạ lớp 12
- Xét điểm học bạ lớp 11 + HKI lớp 12
Hình thức nhận đăng ký xét tuyển:
- Đăng ký trực tuyến: https://xetonline.dntu.edu.vn
Liên hệ tư vấn qua Zalo: 0904 39 7733
Hy vọng một số thông tin trên có thể giúp các bạn không còn bị lúng túng, mơ hồ trong quá trình chọn ngành, chọn nghề. Thấu hiểu bản thân, luôn biết rõ mình muốn gì và muốn làm gì trong tương lai.
PHÒNG TRUYỀN THÔNG