“Sau 2015 khi điều kiện chuẩn bị đã tương đối đầy đủ thì vấn đề tăng tốc về chất lượng, về mở rộng đề án, có thể cơ bản sẽ đạt được mục tiêu đề án đề ra” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ với báo chí.
Đề án ngoại ngữ Quốc gia được Chính phủ Phê duyệt từ cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do khách quan nên thực tế đến năm 2010 mới bắt đầu khởi động. Tuy nhiên sau hơn một năm triển khai, ngày 29/11, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục tổ chức hội thảo giới thiệu đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Vậy mục đích của việc làm này là gì? Liệu lộ trình đề án có hoàn thành đúng yêu câu. Dân trí đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển xung quanh về nhưng vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
|
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Trong quá trình triển khai đề án, chúng ta đã tham khảo nhiều kinh nghiệm về xây dựng chương trình, bồi dưỡng giáo viên, viết SGK, tài liệu…Chúng ta tranh thủ được nhiều sự hỗ trợ của các Đại sứ quán như Đại sứ quán Nhật, Mỹ, Hội đồng Anh và nhiều đơn vị khác. Thông qua hội thảo này chúng ta sẽ giúp họ hiểu đề án ngoại ngữ của mình hơn và mong muốn tiếp tục thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thưa Thứ trưởng, hiện nay phần lớn HS, SV đều đăng ký học Tiếng Anh nhưng trong cuộc hội thảo này chúng ta đã trình bày tất cả các môn Ngoại Ngữ đang dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc triển khai đồng bộ nhiều ngoại ngữ khác trong đề án thì liệu có quá sức?
Thực tế có nhiều quốc gia, nhiều đại sứ quán băn khoăn là tại sao chỉ triển khai đề án Tiếng Anh. Nhưng thực tế không phải như vậy, các tiếng khác được được tiếp tục dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam như tiếng Nhật, Nga, Trung, Đức, Pháp cũng được triển khai trong đề án này.
Việc triển khai đồng thời dạy và học nhiều môn ngoại ngữ trong các trường là một chủ trương lâu dài của ngành giáo dục Việt Nam. Nó được thực hiện trên cơ sở trước hết là nguyện vọng học ngoại ngữ nào của người dân. Điều này phụ thuộc vào mức độ phổ biến của các ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Trên cơ sở này, chúng ta sẽ triển khai để đáp ứng nhu cầu. Vậy thì đề án đặt ra là không quá sức
Theo như báo cáo thì lộ trình thực hiện đã kết thúc pha I (giai đoạn 2008-2010). Vậy với việc khởi động chậm thì tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đã thực hiện được những gì so với yêu cầu của lộ trình?
Chúng ta xây dựng được đề án tại các địa phương, bắt đầu khảo sát đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh và ngoại ngữ khác. Từ đó xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như nâng cao khả năng phương pháp dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học.
Hiện đã có 3.000 giáo viên đã được tập trung để học tập nâng cao trình độ về ngôn ngữ và năng lực quản lý. Trên cơ sở đó, chúng ta đã xây dựng được chương trình dạy tiếng Anh trong trường tiểu học và THCS theo quan điểm coi trọng chất lượng đầu ra của học sinh (HS), trình độ ngoại ngữ của HS lấy khung tham chiếu của châu âu làm chuẩn. trung tâm dạy kèm biên hòa trên cơ sở đó chúng ta đã biên soạn tiếp SGK để dạy lớp 3, lớp 4 và hiện đang biên soạn SGK cấp THCS.
Hiện nay để đảm bảo việc dạy thí điểm mở rộng sang lớp 4, Bộ GD-ĐT đã hạ chuẩn GV tham gia đề án xuống nhưng dường như nguồn tuyển cũng còn rất hạn chế. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về thực trạng này?
Thực ra khi đề án được phê duyệt, lộ trình, quy mô triển khai lớn hơn. Nhưng khi bắt đầu triển khai thì chúng ta thấy rằng năng lực của GV còn hạn chế rất nhiều. Trong khi đó GV lại quyết định đến chất lượng dạy học.
Trước thực trạng này, Bộ GD-ĐT phải quyết định điều chỉnh chủ trương, tiến độ thực hiện đề án này nhưng vẫn theo phương châm coi trọng chất lượng. Đây cũng là một kinh nghiệm của thế giới. Quan điểm của Bộ là nơi nào có đủ điều kiện thì mới triển khai đề án. Nơi nào chưa có thì tích cực chuẩn bị.
Cụ thể đối với tiểu học khi triển khai đề án ngoại ngữ thì điều kiện đầu tiên là HS phải được học 2 buổi/ngày và GV phải đạt ít nhất từ trình độ B1 trở lên. Theo đề án thì khi GV tốt nghiệp hệ CĐ chuyên ngữ phải có trình độ năng lực mức độ 4 (B2). Cho nên Bộ có yêu cầu GV của mình tối thiểu đạt trình độ B1 nhưng cố gắng sau 1 năm đã dạy rồi thì cùng với năm đó vừa dạy vừa học để đạt được trình độ theo yêu cầu của đề án.
Hiện nay chúng ta không có nguồn sẵn GV ngoại ngữ tiểu học. Chúng ta có nhiều nguồn GV khác nhau. Ngoài việc yếu ngôn ngữ, họ còn chưa có phương pháp dạy học. Do vậy, ngoài bồi dưỡng chuyên môn còn phải bồi dưỡng về phương pháp dạy học.
Giai đoạn 2011-2015 sẽ là lộ trình để thực pha 2 của đề án. Theo đánh giá của Thứ trưởng thì khó khăn lớn nhất khi thực hiện pha 2 là gì?
Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là thiếu đội ngũ GV có chất lượng. Bên cạnh đó chúng ta có thói quen dạy ngoại ngữ coi trọng về mặt ngữ pháp. Trong khi đó theo đề án thì chúng ta phải thực hiện cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Tất nhiên với HS tiểu học thì đầu tiên là kỹ năng nghe-nói dần dần mình sẽ cân bằng các kỹ năng khác.
Ngoài ra còn có khó khăn về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất. Như chúng ta đã biết, HS tiểu học của mình bây giờ chưa phải tất cả được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên trước mắt chúng ta sẽ tập trung giải quyết khó khăn trong giai đoạn đầu, từ nay đến 2015. Sau 2015 khi điều kiện chuẩn bị đã tương đối đầy đủ thì vấn đề tăng tốc về chất lượng, về mở rộng đề án, có thể cơ bản sẽ đạt được mục tiêu đề án đề ra. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ điều chỉnh.
Có một thực tế là hiện nay nhiều địa phương còn thiếu GV ngoại ngữ nhưng vẫn còn lúng túng trong khâu tuyển dụng những đối tượng này vào biên chế. Quan điểm của Thứ trưởng vế vấn đề này như thế nào?
Tôi phải nói như thế này, hiện nay chúng ta chỉ thiếu ở tiểu học, các cấp trên có thiếu nhưng là năng lực, phương pháp. Biên chế do các địa phương giải quyết. Khi HS tiểu học đã học 2 buổi/ngày mức biên chế đã rộng hơn, ví dụ nơi nào học một buổi mức quy định là 1,2 GV/lớp, 2 buổi là 1,5 GV/buổi. Các địa phương trong quá trình triển khai đề án sẽ tuyển dụng dần.
Bây giờ đã có chuẩn về năng lực rồi, người được tuyển phải đạt được chuẩn đó. Còn đã trót vào mà chưa đạt chuẩn thì phải cố gắng để đạt chuẩn. Có giáo viên đến đâu mình sẽ tuyển tới đó. Điều kiện học tiếng Anh chưa bao giờ dễ như hiện nay. Ngoài học trực tiếp, phần mềm, trên mạng. Bộ xây dựng 8 trung tâm dạy ngoại ngữ cho 8 vùng là những trường ĐH. Và cùng với đó là các trường CĐ cũng tham gia. Quan trọng là GV phải tự học. Những lớp bồi dưỡng chỉ giúp tập trung các GV trong 1-2 tuần để dạy học biết cách tự học. Bộ đang xây dựng trang web chung, miễn phí để GV có thể vào đó tự học.