Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ DNTU “trình làng” quà tặng tỏ tình công nghệ 4.0

Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ DNTU “trình làng” quà tặng tỏ tình công nghệ 4.0

Nhắc đến Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ DNTU chắc hẳn rằng việc đầu tiên các thành viên DNTU nghĩ đến là sản phẩm như robot, các loại máy móc… mà CLB có thể sản xuất. Được sự chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Khoa Công nghệ của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai với sự hỗ trợ hỗ trợ chuyên môn trực tiếp với các kiến thức từ nước ngoài của TS. Lê Thanh Lành – Phó Trưởng khoa Công nghệ  thì CLB được thành lập với mục đích: Giúp sinh viên Khoa Công nghệ thực hiện các nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng và hiện đại.

Với tinh thần say mê nghiên cứu khoa học của các thành viên trong CLB thì các công trình nghiên cứu khoa học đã được sản xuất như: Robot leo trụ, Rotbot nhện… Các sản phẩm đều là những đứa con tinh thần của các bạn sinh viên.

Sinh viên Huỳnh Văn Thìn “trình diễn” điều khiển  Xe robot bằng điện thoại cho các bạn học sinh lớp 12 tại tỉnh Phú Yên, tỉnh Bình Định

Học để theo đuổi đam mê

Sinh viên Lê Nam Thời quyết định học ngành công nghệ Kĩ thuật Điện – Điện tử để theo đuổi đam mê và sở thích từ nhỏ của chính mình. Nam Thời cho biết từ hồi còn học cấp 2 thì em ấy rất thích sửa chữa các thiết bị như xe điện, đèn pin, các mối nối thiết bị để làm đèn sáng…Niềm yêu thích đó dần dần lớn theo tuổi và Nam Thời quyết định chọn học ngành Công nghệ Kĩ thuật Điện – Điện tử của DNTU với mong muốn sau này Nhà trường nuôi dưỡng tiếp ước mơ của mình và có một công việc theo sở thích.

Lê Nam Thời sinh viên ngành công nghệ Kĩ thuật Điện – Điện tử

“Mỗi một ngày sau giờ học em lại xuống CLB Khoa học Công nghệ để gặp gỡ các em, các bạn có cùng sở thích với em, lại được nghiên cứu sáng tạo, còn được các Thầy trong khoa sửa chữa các lỗi, đó là bài học thực tế mà khó có thể học ở đâu được”.

Điều quan trọng chính là “đam mê”

TS. Lê Thanh Lành phụ trách chuyên môn CLB cho biết: “Hiện nay xu thế tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao đang được các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp sản xuất hướng đến, như vậy việc hướng dẫn các bạn phải dựa vào nhu cầu thực tế để các bạn sản xuất ra những sản phẩm có thể sữ dụng vào các nhu cầu của xã hôi…Trước tiên, các bạn sẽ cùng nhau tạo ra các sản phẩm nhỏ để theo đuổi đam mê của chính mình theo sự hướng dẫn của tôi, rồi sau đó khi có các nguồn tài trợ sẽ phát triển quy mô hơn….HÃY LÀM NHỮNG ĐIỀU NHỎ TRƯỚC KHI LÀM NHỮNG ĐIỀU LỚN, QUAN TRỌNG LÀ SỰ ĐAM MÊ “CHÁY” TRONG KHỐI ÓC CÁC BẠN SINH VIÊN”.

Đây không chỉ là nơi học tập mà còn là ngôi nhà tri thức, truyền lửa cho các bạn…

Ứng dụng à…có ngay sản phẩm quà tặng tỏ tình “LOVE STORY” công nghệ 4.0

Trước tiên, phải nói đến việc hình thành một con robot điều khiển bằng điện thoại (bluetooth)…

Để hình thành lên một robot điều kiểu điện thoại (bluetooth) hoàn thiện chúng ta trải qua ba giai đoạn: thiết kế, chế tạo và thử nghiệm.

Ở giai đoạn thiết kế, các sinh viên phải sử dụng phần mềm thiết kế cơ khí, thiết kế 3D để thiết kế và tính toán các cơ cấu cơ khí của robot. Sau đó, robot sẽ được chế tạo: Ở phần chế tạo có hai phần chính cơ khí và phần điện. Phần cơ khí chế tạo và lắp ráp khung, mô tơ…Phần điện: viết chương trình điều khiển bằng Arduino, bluetooth để điều khiển. Giai đoạn chạy thử nghiệm được thực hiện cuối cùng để đánh giá mức độ hiệu quả của các thiết kế. Nếu phát hiện ra lỗi thì thực hiện thiết kế lại và tiến hành cải tiến. 

Thông qua quá trình nghiên cứu và chế tạo giúp cho sinh viên hiểu biết rõ hơn về các phần mềm thiết kế cơ khí như solidwork, autocad cũng như các kiến thức về điều khiển tự động, lập trình C, lập trình mã nguồn mở. Sau hơn 1 tuần tạo khuôn, vẽ 3D, lập trình thì các con Robot đã được hình thành và đưa vào hoạt động. Để thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo các bạn học sinh có thể chọn những như: Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện Tử, Công nghệ chế tạo máy…v.v.

Và công đoạn để  “nó” hình thành một món quà đúng kiểu “LOVE STORY” cho màn tỏ tình 4.0 thì phải có ĐÈN LED TRÁI TIM

Sinh viên Huỳnh Quốc Huy cho biết : “Để làm lên một led trái tim chúng ta trải qua 2 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công. Ở giai đoạn thiết kế, các sinh viên phải sử dụng phần mềm như Protues, Ledtool, Winhex ...v.v. Để thiết kế chương trình điều khiển cho led, dựa trên chương trình chúng ta có thể mô phỏng và chạy thử theo ý tưởng thiết kế. Sau đó, ở phần gia công chúng ta cần in bo mạch, lắp các linh kiện và hàn chúng theo trình tự thiết kế. Để thiết kế một led trái tim chúng ta cần nắm rõ kiến thức các bo khiển như AT89C51, RGB …v.v”.

 Sinh viên Huỳnh Quốc Huy

“Thế là một trái tim luôn nhấp nháy đèn và được một “chú” robot chở đi để tỏ tình…khỏi cần trình bày gì !!! thì cũng đã biết kết quả cho một màn tỏ tình 4.0 tuyệt vời…”.

Sinh viên Lê Nam Thời và sinh viên Huỳnh Quốc Huy bên cạnh sản phẩm “ LOVE STORY”

Các cặp đôi sinh viên gà bông ơi !!!

Liên hệ ngay CLB Khoa học Công nghệ để có màn tỏ tình theo công nghệ 4.0 nhé !!!

Một số hình ảnh CLB Khoa học Công nghệ

Các bạn sinh viên đang chế tạo Robot

PHÒNG TRUYỀN THÔNG

 

 

 

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai