Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Bạn biết gì về bệnh do virus Zika?

Một số trường hợp mắc bệnh do vi-rút Zika gây ra đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đang làm dấy lên lo ngại về khả năng bùng phát thành dịch trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định chưa phát hiện bất kì ca nhiễm vi-rút Zika nào. Tuy nhiên, nguy cơ vi-rút này xâm nhập vào nước ta lại rất lớn. Nguyên do là vì tại Việt Nam, muỗi Aedes, loại muỗi truyền vi-rút Zika, khá phổ biến. Bên cạnh đó, sự giao lưu du lịch, lao động, thương mại thường xuyên với lượng người xuất nhập cảnh cao làm tăng khả năng lây nhiễm vi-rút nguy hiểm này. 
Bệnh do virus Zika có những biểu hiện gì?
- Sốt nhẹ 37,8-38,50C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, cảm nhận sự đau các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân.
- Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.
- Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa. 
- Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.
 Phát ban đặc trưng gây ra do virus Zika
Biến chứng?
Nguy hiểm nhất là biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, nhất là ở phụ nữ mang thai 3 đầu bị nhiễm virus Zika và hội chứng Guillain-Barré- viêm đa rễ thần kinh.
 Em bé Jose Wesley bị chứng đầu nhỏ vì mẹ em bị nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang bầu đang tắm tại nhà ở Poco Fundo, bang Pernambuco, Brazil)
Cách thức lây truyền như thế nào?
Virus Zika lây truyền cho người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes mang vi-rút. Ngoài ra, virus Zika còn có khả năng lây truyền qua đường tình dục và đường máu. Tuy nhiên, đây là những phương thức lây truyền không phổ biến.
Những ai có thể mắc bệnh?
Tất cả mọi người sống trong vùng có muỗi Aedes đều có khả năng cảm nhiễm với virus Zika.
Điều trị như thế nào khi bị bệnh?
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc-xin phòng bệnh. Cách điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.
Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có.
Phòng bệnh bằng cách nào?
trung tâm tuyển biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất vẫn là tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh bằng cách: + Giảm thiểu các khu vực có nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước.
+ Thường xuyên phát quang bụi rậm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng lưới chắn muỗi.
 + Đối với vùng đang có dịch, phải phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
+ Tránh bị muỗi đốt: mặc quần áo dài, sử dụng thuốc chống muỗi đốt, mắc màn khi ngủ.
Ngoài ra, virus Zika có khả năng lây qua đường tình dục do đó cần phải thực hiện hành vi tình dục an toàn.
Hoàng Thị Phương Trang (tổng hợp)

 

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai