CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ - NGÀNH HỌC HÀNG ĐẦU - VỪA "NGẦU" VỪA "CHẤT"
Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Song hành với sự phát triển đó, cơ hội việc làm trong ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng và vô cùng rộng mở.
1. Giới thiệu chung ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật (CNKT) Ô tô là thuộc nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển tự động hóa. Ngành này tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về lĩnh vực khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô – loại phương tiện giao thông vận tải thông dụng và có số lượng nhiều nhất hiện nay như điều hành sản xuất phụ tùng; điều kiện và lắp ráp ô tô; cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô
2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên sâu (nghiên cứu, chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp, vận hành…) về cơ khí ô tô, hệ thống truyền động, cơ cấu thủy khí, hệ thống điện, điện tử, hệ thống điều khiển… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô.
Mã ngành: 7510205
Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Anh
A04: Toán, Vật lý, Địa lý
A10: Toán, Vật lý, GDCD
Học phần bắt buộc: Nhập môn ngành đào tạo CNKT ô tô; Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Kết cấu động cơ đốt trong; Hàm phức và phép biến đổi Laplace; Phương pháp tính; Vật lý; Môi trường và PTBV; Cơ lý thuyết; Kết cấu khung - gầm ô tô; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Điện tử căn bản; Sức bền vật liệu; Thực tập gò hàn; Nguyên lý động cơ đốt trong; Dung sai và kỹ thuật đo; Kỹ thuật điều khiển tự động; Chi tiết máy; Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động trên ô tô; Thực tập động cơ đốt trong; Thực tập lái xe ô tô; Tự động hóa quá trình sản xuất; Autocad; Vi xử lý; Kỹ thuật nhiệt; Công nghệ kim loại; Hình Họa; Kỹ thuật số; Đồ án học phần động cơ đốt trong; Máy điện và điện tử công suất; Tính toán kết cấu ô tô; Ô tô điện; Xe Hybrid; Thực tập hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ; Chuẩn đoán ô tô; Chuyên đề điện - điện tử ô tô; Công nghệ lắp ráp ô tô; Đồ án chuyên ngành ô tô; Hộp số tự động; Năng lượng mới và quản lý năng lượng trên ô tô; Thực tập bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; Thực tập kỹ thuật mô tô - xe máy; Thực tập thân vỏ xe
Học phần tự chọn: Hàm phức và phép biến đổi Laplace; Phương pháp tính; Môi trường và PTBV; Dung sai và kỹ thuật đo; Kỹ thuật điều khiển tự động; Tự động hóa quá trình sản xuấtAutocad; Vi xử lý; Kỹ thuật nhiệt; Công nghệ kim loại; Hình Họa; Kỹ thuật số; Thiết kế mạch điện tử trên ô tô; Thực tập động cơ Diezel; Thực tập động cơ xăng; Tính Toán kết cấu động cơ đốt trong; Trí tuệ nhân tạo ứng dụng ngành ô tô; Hệ thống quản lý pin và sạc trên xe điện; Tin học ứng dụng ngành ô tô; Hệ thống khí nén thủy lực; Quản lý sản xuất; Chuẩn đoán ô tô; Chuyên đề điện - điện tử ô tô; Công nghệ lắp ráp ô tô; Đồ án chuyên ngành ô tô; Hộp số tự động; Năng lượng mới và quản lý năng lượng trên ô tô; Thực tập bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; Thực tập kỹ thuật mô tô - xe máy; Thực tập thân vỏ xe.
3. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:
- Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô
- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
- Nhân viên cố vẫn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ tại các công ty ô tô như Toyota, Honda, Hyundai, Hino…
- Nhân viên bảo trì thiết bị trong các nhà máy tại khu công nghiệp, bảo trì xe điện tại sân golf, hay sân bay.
- Nhân viên huấn luyện tại các nhà máy sản xuất ô tô.
4. Lý do chọn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Trải nghiệm đại học Xanh - Công nghệ - Hiện đại: Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có cơ sở vật Xanh - Sang - Xịn, không gian xanh mát và áp dụng công nghệ tiên tiến vào đào tạo giảng dạy, Xưởng thực hành hiện đại, “tọa lạc” ngay trong khuôn viên trường. Tạo môi trường tốt nhất cho sinh viên học tập.
Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp - nhiệt huyết: Đội ngũ giảng viên tại DNTU không chỉ là những người thầy giàu kiến thức chuyên môn mà còn là người hướng dẫn nhiệt tình và sẵn sàng kết nối với sinh viên.
Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo thiết kế linh hoạt, chú trọng thực hành. Không chỉ nhận được cơ hội học tập chất lượng, sinh viên còn có không gian trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp ô tô hàng đầu tạo cơ hội cho sinh viên tham gia kiến tập các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu về các cơ hội việc làm ngay từ năm nhất.
Hợp tác quốc tế: Nhà trường đặc biệt chú trọng đến hợp tác quốc tế, liên kết với nhiều cơ sở đào tạo tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada... từ đó 100% sinh viên có cơ hội trao đổi, học tập nước ngoài.
95% sinh viên tốt nghiệp tại DNTU có việc làm: DNTU có vị trí địa lý rất đặc biệt, nằm kế cận 30 khu công nghiệp lớn khu vực phía Nam và đang hợp tác với hơn 650 doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI, và các doanh nghiệp uy tín trong nước.
Đặc biệt, DNTU dành tặng học bổng 5.000.000 đồng cho thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ trước 15/6/2024.
>>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY!
BAN TRUYỀN THÔNG