CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - NGÀNH MŨI NHỌN TRONG NHÓM NGÀNH CƠ KHÍ
Trong thế giới hiện đại ngày nay, công nghệ chế tạo máy là một phần quan trọng trong ngành công nghiệp 4.0 nên được đầu tư học tập, phát triển rất lớn. Vậy ngành chế tạo máy là gì? Ra trường làm gì? Cùng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tìm hiểu để có được những thông tin bổ ích nhất.
1. Giới thiệu chung về ngành Chế tạo máy
Công nghệ chế tạo máy là ngành ứng dụng các nguyên lý, vật lý để chế tạo máy móc, các loại thiết bị, vật dụng hữu ích phục vụ đời sống và sản xuất của con người. Ví dụ như: các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, thiết bị sản xuất, vũ khí, máy bay, ô tô…
Ngành công nghệ chế tạo máy có liên quan mật thiết với ngành cơ khí. Hầu như các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành của cơ khí đều là nền tảng cần thiết cho công nghệ chế tạo máy. Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại ngày nay, khi yêu cầu tăng năng suất lao động ngày càng nâng cao, máy móc và thiết bị đòi hỏi phải linh động, nhỏ gọn… thì vai trò của nhóm ngành cơ khí, đặc biệt là bộ môn công nghệ chế tạo máy lại càng trở nên quan trọng hơn.
2. Ngành Công nghệ Chế tạo máy Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là một trong những cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu Đồng Nai về ngành Chế tạo máy, hiện trường đang xét tuyển học bạ Ngành Công nghệ Chế tạo máy:
Mã ngành: 7510202
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Anh
A04: Toán, Vật lý, Địa lý
A10: Toán, Vật lý, GDCD
Học phần bắt buộc: Vẽ kỹ thuật, Hàm phức và phép biến đổi Laplace, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Autocad, Cơ lý thuyết, Kỹ thuật điện, Thí nghiệm đo lường cơ khí, Thực tập nguội cơ bản, Công nghệ chế tạo máy, Thiết kế cơ khí trên máy tính, Điện tử cơ bản, Dung sai kỹ thuật đo, Nguyên lý, chi tiết máy, Sức bền vật liệu, Vật liệu cơ khí, Kỹ thuật số, Quản lý sản xuất, Quy hoạch tuyến tính, Đồ án chi tiết máy, Thực hành thiết kế mạch điện tử, Kỹ thuật cảm biến đo lường, Kỹ thuật nâng chuyển, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kim loại, Trường điện từ, Hệ thống khí nén thủy lực, Kỹ thuật điều khiển tự động, Đồ án công nghệ chế tạo máy, Thực hành cơ khí nâng cao, Công nghệ CAD/CAM-CNC, Cơ lưu chất, PLC, Công nghệ gia công CNC, Thiết kế khuôn mẫu cơ khí, Ứng dụng CAE vào thiết kế cơ khí, Công nghệ và thiết bị hàn, Đồ án kỹ thuật thiết kế khuôn mẫu, Các phương pháp gia công đặc biệt, Công nghệ Thiết kế ngược và in 3D, Công nghệ và thiết bị gia công áp lực, Hệ thống cơ điện tử, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, Mạng công nghiệp và hệ thống SCADA, Đồ án thiết kế hệ thống điều khiển tự động, Robot công nghiệp, Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động, Tự động hóa quá trình sản xuất, Hệ thống FMS và CIM, Vi điều khiển, Lập trình C...
Học phần tự chọn: Quản lý sản xuất, Quy hoạch tuyến tính, Kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kim loại, Trường điện từ, Cơ lưu chất, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Kỹ thuật cảm biến đo lường, Kỹ thuật nâng chuyển, Điện tử công nghiệp, Tiếng anh chuyên ngành cơ khí, Thiết kế khuôn mẫu cơ khí, Ứng dụng CAE vào thiết kế cơ khí, Công nghệ và thiết bị hàn, Đồ án kỹ thuật thiết kế khuôn mẫu, Các phương pháp gia công đặc biệt, Công nghệ Thiết kế ngược và in 3D, Công nghệ và thiết bị gia công áp lực, Hệ thống cơ điện tử, Đo lường và điều khiển bằng máy tính, Mạng công nghiệp và hệ thống SCADAĐây là quá trình tạo ra các bản vẽ kỹ thuật và mô hình 3D của máy móc, thiết bị, hoặc hệ thống cơ khí. Công việc này đòi hỏi hiểu biết vững chắc về nguyên lý hoạt động của các máy móc cũng như việc áp dụng phần mềm thiết kế và kỹ thuật.
3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ chế tạo máy
Có thể thấy rằng, công nghệ chế tạo máy là ngành cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội đất nước. Đây là ngành học luôn tạo ra cơ hội việc làm ổn định, có tầm vóc. Chính vì vậy, nó trở thành ngành học hot là điều khá dễ hiểu. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ chế tạo máy, bạn có thể làm việc ở các vị trí như:
- Kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật chế tạo máy
- Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị cơ khí tại các đơn vị kinh doanh, sản xuất, dịch vụ về an ninh, quốc phòng, tàu thủy, hàng không, ô tô…
- Cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc chuyên viên tư vấn, nghiên cứu viên tại các nhà máy, công ty, xi nghiệp hoặc các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan tới cơ khí.
- Giảng dạy các ngành cơ khí chế tạo máy ở các trường trung cấp, cao đằng nghề.
Ngoài ra, bạn cũng có thể học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường, viện nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
4. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ Chế tạo máy tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai?
Chất lượng giáo dục: Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cung cấp chương trình giáo dục chất lượng cao, đào tạo chuẩn đầu ra, trang bị đầy đủ kiến thức.
Cơ sở vật chất Xanh - Sang - Xịn, áp dụng Công nghệ hiện đại, bên cạnh sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế CAD, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai còn có Khu công nghệ thực tế ảo 3D (Tại trung tâm công nghệ DNTU Inovation LAB) giúp sinh viên thực hiện thiết kế các chi tiết máy được dễ dàng và trực quan.
Môi trường học tập: Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển sáng tạo, tập trung vào thực hành, đội ngũ giảng viên và nhân viên luôn sẵn lòng hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đang có ưu đãi học bổng lên tới 5.000.000 đồng cho thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ từ ngày 01/5/2024 - 15/6/2024. Nếu bạn cảm thấy yêu thích ngành Công nghệ Chế tạo máy, liên hệ ngay để được tư vấn và hướng dẫn nhé!
>>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY!
BAN TRUYỀN THÔNG