5 bước để chọn đúng ngành học phù hợp cho tương lai
1. Xác Định Mục Tiêu Nghề Nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là điểm sáng chỉ đường cho cuộc hành trình của bạn. Hãy liệt kê những công việc mà bạn mong muốn thực hiện và chọn ra ngành nghề mà bạn đam mê nhất.
2. Đánh Giá Bản Thân
Một phút thành thật đối diện với bản thân để nhận biết điểm mạnh và yếu của mình. Hãy tự hỏi: Kiến thức và kỹ năng của bạn là gì? Tính cách của bạn phản ánh điều gì về công việc mà bạn mong muốn?
Có ba tiêu chí chính để đánh giá bạn có phù hợp với ngành nghề đó không là kiến thức, kĩ năng và tính cách.
Để đánh giá kiến thức, bạn phải trả lời được câu hỏi: ngành học đó yêu cầu người học phải có những kiến thức gì và điểm đầu vào là bao nhiêu? Thí dụ những ngành học như kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh có thể thi tuyển đầu vào bằng khối A (toán, lí, hoá), D (toán, văn, Anh),.. Còn điểm đầu vào thì tuỳ thuộc vào mỗi trường.
Để đánh giá kĩ năng, bạn phải xem ngành học đó cần những kỹ năng gì? Nếu bạn muốn trở thành diễn viên thì phải phải có kĩ năng diễn xuất. Nếu bạn muốn trở thành kiến trúc sư thì bản phải có kĩ năng vẽ. Muốn trở thành kế toán viên, bạn phải có kĩ năng tính toán,…
Để đánh giá tính cách, bạn phải trả lời câu hỏi: Công việc này đòi hỏi người có tính cách như thế nào và tính cách của mình có phù hợp với công việc đó không? Thí dụ, những công việc như quản trị khách sạn, nhà hàng, PR, bán hàng,… là những công việc tương tác nhiều với con người, phù hợp với người hướng ngoại,… Những công việc như chuyên viên tài chính, kế toán, lập trình viên,… thì ít tương tác với con người hơn, phù hợp với những người hướng nội.
3. Xem Xét Nhu Cầu Xã Hội
Nhận biết nhu cầu thực tế của thị trường lao động đối với ngành nghề bạn quan tâm. Điều này giúp bạn chọn lựa một con đường có triển vọng và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
4. Xem xét hoàn cảnh gia đình
Tâm lý thoải mái và sự ủng hộ từ gia đình là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được thành công. Hãy xem xét khả năng tài chính và sự ổn định gia đình để đưa ra quyết định phù hợp.
Gia đình – những người thân thiết nhất trong cuộc đời của bạn sẽ cho bạn những lời góp ý chân thành và khách quan nhất đối với ngành nghề bạn chọn. Nếu trong trường hợp gia đình không đưa ra được ý kiến phù hợp, bạn có thể nhờ thầy cô hoặc chuyên gia định hướng nghề nghiệp tư vấn cho.
Bên cạnh đó, có những trường đại học có mức học phí rất cao, có những trường có mức học phí vừa phải. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc điều kiện kinh tế của gia đình trước khi quyết định nộp hồ sơ.
5. Lựa Chọn Cơ Sở Đào Tạo Uy Tín
Chọn một cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng để đảm bảo bạn nhận được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp.
Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) là một lựa chọn hàng đầu với các ưu điểm sau:
- Cơ Sở Vật Chất Hiện Đại: DNTU sở hữu không gian học tập tiên tiến và các phòng học được trang bị công nghệ hiện đại như phần mềm hỗ trợ Canvas và thực tế ảo VR.
- Đội Ngũ Giảng Viên Chất Lượng: Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết tại DNTU không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hướng dẫn tận tình và luôn kết nối với sinh viên.
- Chương Trình Đào Tạo Linh Hoạt: Chương trình học linh hoạt và liên ngành giúp sinh viên phát triển không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kỹ năng mềm và ngoại ngữ.
- Tỉ Lệ Sinh Viên Có Việc Làm Cao: Với vị trí địa lý đặc biệt và mối quan hệ mạng lưới với doanh nghiệp, DNTU đảm bảo sinh viên có cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hãy cùng DNTU khám phá con đường sự nghiệp sáng sủa và toả sáng trong tương lai của bạn!
BAN TRUYỀN THÔNG