Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Sinh viên Lào và Campuchia tại DNTU đón tết Bunpimay- Chol Chnam Thmay

Ngày 8-4, Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình “Vui Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay” cho lưu học sinh Lào và Campuchia tại Đồng Nai với sự tham gia của đông đảo lưu học Lào và Campuchia đang theo học tại Đồng Nai, trong đó có 10 lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) cũng tham gia chương trình này.

Đón tết đón tết Bunpimay- Chol Chnam Thmay với sinh viên Lào và Campuchia có Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp, đại diện Tổng lãnh sự quán Lào và Campiachia tại TP.Hồ Chí Minh, đông đảo sinh viên Đồng Nai cùng chia sẻ sự kiện này.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp tặng hoa chúc mừng tết cổ truyền cho ông Im Hen, Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP.Hồ Chí Minh.

Trong chương trình Vui Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay, lưu học sinh Lào, Camphuchia cùng các vị đại biểu, sinh viên Việt Nam đã tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa, vui tươi như: lễ buộc chỉ cổ tay, lễ hội té nước, chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các nước, sân chơi âm nhạc, gian hàng ẩm thực truyền thống Việt Nam - Lào - Campuchia, các trò chơi dân gian… đây là hoạt động nhằm thắt chặt và tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, và chăm lo cho các sinh viên Lào - Campuchia đang theo học tại Đồng Nai nói chung và DNTU nói riêng.

Các du học sinh Lào và sinh viên Việt Nam đại diện DNTU tham dự chương trình

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, từ nhiệm  năm nay DNTU được giao thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho Lào và Campuchia ở các ngành hệ đại học. Đã có nhiều lưu học sinh tốt nghiệp tại DNTU và đã về nước làm việc. Hiện nay tiếp tục có 10 lưu học sinh đang học tập tại DNTU.

Tết cổ truyền Bunpimay được diễn ra từ 13/4 đến 15/4 hằng năm, theo đoạn trích Phật lịch vì ở Lào đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Những ngày tết, người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Đây còn là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc. Phần lớn dân chúng đều trang phục theo cổ truyền cho ngày lễ.

Trong ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, để xua đuổi tà ma quấy nhiễu. Nhà cửa thì đã được sơn sửa từ trước để đón vị thần Song Kan mới, cũng như trước đó các pho tượng phật trong tất cả các ngôi chùa ở Lào đều được cọ rửa bụi bặm, rêu phong và dựng những cây phướn với những giải giấy dài bay phất phới, mầu mè sặc sỡ, có in hình tượng 12 con giáp cắm quanh sân chùa. Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong ba ngày này người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán.

Các hoạt động truyền thống và ý nghĩa tại chương trình

Tết Chol Chnam Thmay hay còn gọi là Tết đón năm mới của người Khmer là lễ lớn và được mong đợi nhất trong năm. Người Campuchia chờ đón 3 ngày Tết để đến chùa cầu nguyện mọi người trong gia đình được an vui, mùa màng trong năm mới được tươi tốt bội thu và cũng là dịp để thể hiện lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ. Hoạt động của ngày tết này kéo dài liên tiếp trong 3 ngày. 

Trong ngày thứ nhất gọi là “Maha Songkran”, đây là ngày mọi người đến chùa dâng hương, cúng tế tổ tiên. Vào ngày này, người Campuchia sẽ dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng, tắm rửa thân thể vào buổi chiều và rửa chân vào buổi tối. Ngày thứ hai gọi là “Virak Wanabat”, đây là ngày mọi người sẽ bố thí cho những người bất hạnh, cơ nhỡ. Ngày thứ ba gọi là “Tngay Leang Saka”, đây là ngày mọi người dung nước thơm để tắm Phật, trẻ nhỏ dùng nước thơm để rảy lên người các bậc trưởng bối, họ cho rằng làm như thế sẽ đem đến sự trường thọ và hạnh phúc.

Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai