Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Hội thảo Khoa học quốc gia 2023 về “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”

Sáng ngày 28/4/2023, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Sài Gòn đồng tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia 2023 với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”.

Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có:

1. TS. Đoàn Mạnh Quỳnh –  Hiệu trưởng

2. TS. Trần Đức Thuận –  Phó Hiệu trưởng

3. TS. Đặng Kim Triết –  Viện trưởng Viện NC&UD KHCN

4. Các Trưởng/Phó đơn vị Nhà trường

5. Giảng viên Khoa Ngoại ngữ

Về phía Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên có:

1. TS. Nguyễn Duy Thụy – Ủy viên Hội đồng lý luận TW, Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên

2. TS. Phạm Xuân Hoàng – Phó Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên

3. Trưởng phó đơn vị Phòng/Trung tâm Viện KHXH vùng Tây Nguyên

Về phía Trường Đại học Đà Lạt có:

1. PGS.TS. Dương Hữu Biên – Trưởng Khoa Ngữ Văn và Lịch sử

Về phía Trường Đại học Sài Gòn có:

1. TS. Nguyễn Hữu Trí – Trưởng phòng Quản lý Khoa học

Hội thảo còn có sự tham gia của các tác giả có bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo và các đại biểu quan tâm đến tham dự.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, bản sắc văn hóa các dân tộc còn được chuyển hóa thành sức mạnh mềm, thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có định hướng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Ngôn ngữ trở thành công cụ hữu hiệu nhất cho quá trình hội nhập. Do vậy, ở các trường học nói chung, trường đại học nói riêng, rất cần thiết phải triển khai dạy-học những ngôn ngữ nhất định, bao gồm bản ngữ và ngoại ngữ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: “Giá trị văn hóa các dân tộc thực sự là nền tảng, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan, ban ngành, các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến đưa ra các luận cứ khoa học, các giải pháp giúp cho các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay có thể phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ, đây là một hành động cần thiết khi các giá trị văn hóa dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và đối mặt với nguy cơ bị mai một.”

TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo

Ban tổ chức đã lựa chọn 40 bài tham luận đảm bảo về hàm lượng khoa học và bám sát chủ đề được in trong quyển Kỷ yếu phục vụ Hội thảo. Trong số đó, bốn (04) báo cáo điển hình được trình bày tại Hội thảo:

  • Báo cáo tham luận 1: Bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học ngôn ngữ ở Đại học theo hướng phát triển năng lực liên văn hóa - TS. Nguyễn Đăng Khánh, Trường Đại học Sài Gòn.
  • Báo cáo tham luận 2: Tích hợp giá trị văn hóa Đông Nam Bộ vào giảng dạy tiếng Việt cho Sinh viên nước ngoài tại các trường Đại học trong khu vực - TS. Đặng Hồng Lương, ThS. Trần Thu Hương, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
  • Báo cáo tham luận 3: Nghiên cứu sử thi Tây Nguyên từ hướng tiếp cận liên ngành - NCS. Hà Thị Thới, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, PGS.TS. Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường Đại học Tây Nguyên, ThS. Lài Thị Vân, Viện KHXH vùng Tây Nguyên.
  • Báo cáo tham luận 4: Giảng dạy văn hóa trong các lớp ngoại ngữ: Cơ hội và thách thức - ThS. Huỳnh Như Yến Nhi, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Ngoài ra, hội thảo đã dành phần lớn thời gian tiến hành thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với sự tham gia từ các đại biểu tham dự. Từ những góc nhìn, với những cách tiếp cận khác nhau, hội thảo đã phân tích chuyên sâu về hai vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề của Hội thảo như sau:

Thứ nhất, yếu tố văn hóa dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ tại các trường Đại học là yếu tố nào?

Thứ hai, cách thức, phương pháp, biện pháp truyền tải nội dung văn hóa dân tộc trong giảng dạy ngôn ngữ nhằm thực hiện song song hai mục tiêu: bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ thứ hai.

Thông qua hội thảo, mỗi tác giả, mỗi đại biểu tham dự có những cách nhìn nhận, những thu hoạch riêng cho cá nhân. Ban Tổ chức hy vọng trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ, giảng viên và sinh viên ngoài việc tiếp thu các nền văn hóa thế giới, mặt khác có thể quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam ra thế giới. Dùng văn hóa như một phương tiện để hội nhập sâu rộng với quốc tế và kêu gọi sự ủng hộ quốc tế cũng như đóng góp vào văn hóa thế giới bằng văn hóa dân tộc. Có như vậy, kết quả hội thảo, trí tuệ và công sức của các quý vị mới được nhìn nhận, lan tỏa vào thực tiễn, phục vụ sự phát triển chung.

Một số hình ảnh:

PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ

Hashtag:
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai