Hồ bơi DNTU chính thức khởi công

10:23 20/06/2022 - lượt xem: 83

Từ năm 2016, tình trạng đuối nước ngày càng gia tăng. Môn thể thao bơi lội được đăng ký học nhiều hơn, thứ nhất hỗ trợ về việc tăng cường sức khoẻ cho người học, thứ hai hỗ trợ cho người học khi xảy ra chuyện không may mắn dưới nưới. Các trường học từ bậc mầm non đến Đại học đã dần đưa môn bơi lội và chương trình học cho học sinh cho đến sinh viên Đại học. Trước tình trạng nhu cầu học bơi ngày càng gia tăng, vì vậy việc xây dựng hồ bơi trong trường học ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn.

Hình ảnh thi công

Hãy tìm hiểu lợi ích của việc xây dựng hồ bơi cho trường học nhé !

 Ưu điểm

  • Chúng ta phải nhắc đến việc tạo môi môi trường học tập phòng chống đuối nước, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
  • Đối với lứa tuổi 15 – 20, đây là giai đoạn các em bắt đầu phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao, cho nên việc xây dựng hồ bơi là điều kiện tốt nhất và thuận lợi để các em luyện tập thể dục thể thao giúp thể trạng phát triển, chiều cao vượt trội.
  • Thời gian tập luyện dài sẽ giúp thể chất, tâm sinh lý và việc học tập của các sinh viên giảm bớt căng thẳng, cải thiện sức mạnh ở cơ bắp…

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện nay chỉ có từ 0,4 đến 0,6% các trường cấp phổ thông và khoảng 13% các trường đại học có xây dựng bể bơi trong trường. Con số quá khiêm tốn này cho thấy việc xây dựng bể bơi trong hệ thống trường học dường như vẫn là điều quá xa vời kể cả ở các thành phố lớn.

Hồ bơi DNTU chính thức đưa hoạt động vào tháng 9/2022

Sau rất nhiều các buổi họp để hoàn thiện các giai đoạn từ khâu thiết kế, đến các cơ sở thực hiện dự án hồ bơi trong trường Đại học. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chính thức xây dựng hồ bơi trong khuôn viên nhà trường theo đúng các tiêu chuẩn đối với môn bơi lội. Chính thức phát triển thêm một môn học giáo dục thể chất mới.

Bên cạnh đó, các sinh viên chuyên ngành Khoa Y sẽ tiến đến việc học tập thêm các kỹ năng sơ cấp cứu cho người chống đuối nước.

Các kết cấu chịu lực của bể bơi, sử dụng cọc, ép những vị trí đất nền để hồ bơi được bền hơn, Hạn chế tối đa xuống chất lượng, các thiết kế chống trơn trượt mang lại hiệu quả cao cho hồ bơi DNTU...

Tóm lại, việc xây dựng hồ bơi cho trường học là vấn đề đáng được chú ý đầu tư vì thế hệ trẻ của đất nước. Bởi việc phổ biến môn bơi lội sẽ không những có ích cho việc phòng chống tai nạn đuối nước mà còn giúp học sinh, sinh viên bên cạnh việc học tập còn được nâng cao sức khỏe ở trường.

 

Cảm nhận Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu cuối

PHÒNG TRUYỀN THÔNG

 

“Cận cảnh” Hồ bơi nước mặn Paradise DNTU đạt tiêu chuẩn quốc tế 5*, bể bơi tiêu chuẩn Olympic với 8 làn bơi

Vì sao phải xây dựng hồ bơi trong trường học ? Ưu điểm đầu tiên là tạo một môi trường học bơi chuẩn, phòng chống đuối nước, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tạo một môn học thể chất đúng nghĩa để phát triển toàn diện cơ thể, nâng cao sức khoẻ. TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường đã mở van nước đầu tiên Lãnh đạo Nhà trường tiến hành cho nước vào bể bơi Hồ bơi nước mặn Paradise với khâu xử lý nước thải thông minh  Dự án được xây dựng cách đây 3 tháng với rất nhiều khâu từ: lên ý tưởng, khảo sát, thiết kế 3D, tìm các nhà cung cấp chất lượng, hiện đại phù hợp với xu thế thời đại… Chỉ đạo của Hội đồng trường là phải làm sao có được 1 Hồ bơi đẳng cấp theo tiêu chuẩn thi đấu quốc tế và đặc biệt là khâu xử lý nước phải thông minh, mang lại cảm giác không chỉ để bơi mà còn là địa điểm mà sinh viên cảm thấy thoải mái với cơ sơ vật chất của hồ bơi hiện đại, tiện lợi. Điều tuyệt vời làm nên Hồ bơi Paradise tiêu chuẩn Olympic quốc tế ? Điều đầu tiên, khi thiết kế bể bơi thì chiều dài, chiều rộng, khoảng cách làn, khoảng cách giữa bục xuất phát, thiết bị lắp đặt hay điều chỉnh ánh sáng của hồ hơi đều phải thỏa mãn kích thước tiêu chuẩn hồ bơi thi đấu quốc tế. Nếu bạn là người tinh tế và yêu thích môn thể thao này bạn sẽ dễ dàng ước tính được chiều dài của hồ bơi thi đấu là bao nhiêu.  Bể bơi sẽ có ít nhất từ 5 đến 8 làn bơi, để ngăn cách khoảng cách giữa các làn bơi người ta thường sử dụng các dài sơn màu ở dưới đáy hồ và trên mặt nước được phân cách bởi các đường phao. Điều thứ 2, áo phao bơi được thiết kế theo từng kích thước người mặc sẽ là điểm cộng lớn cho Hồ bơi Paradise, vì không chỉ sinh viên mà học sinh thuộc hệ thống giáo dục Nguyễn Khuyến  vẫn có thể mang kích thước phao bơi đa dạng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Điều thứ 3, Hồ bơi Paradise được sử dụng HỆ THỐNG THIẾT BỊ THÔNG MINH LỌC & XỬ LÝ NƯỚC X-03 BẰNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN PHÂN MUỐI (gọi tắt là công nghệ xử lý nước), không sử dụng hoá chât trong hồ bơi, sẽ được lắp đặt 12 hệ thống xử lý thông minh có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Máy điện phân muối là một sản phẩm thay thế cho phương pháp khử trùng nước bể bơi bằng clo sử dụng phương pháp điện phân. Đây là một trong những thiết bị bể bơi dùng cho phương pháp khử trùng bể bơi tiên tiến và hiện đại đang được ưa chuộng hiện nay. Điều thứ 4, hệ thống vệ sinh, nước sạch, khu vực thay trang phục bơi, sảnh chờ, hệ thống gạch chống trơn trượt được thiết kế tỉ mỉ, chất lượng với nội thất màu sắc, thân thiện với môi trường, người dùng… Điều thứ 5, đối với sinh viên, hệ thống cổng ra vào sẽ nhận dạng bằng AI quét gương mặt sinh viên, với “tấm thẻ sinh viên quyền lực” có gắn chip, hệ thống sẽ nhận diện ra vào, bảo mật và cảnh báo người lạ vào hồ bơi. Điều thứ 6, Tất cả các Cộng tác viên, Huấn luyện viên bơi đều được đi học tập và rèn luyện ở những Trung tâm bơi lội quốc gia, phòng chống đuối nước, các lớp sơ cứu tai nạn đuối nước…trang bị đầy đủ để trở thành những huấn luyện viên chuyên nghiệp cho Môn GDTC mới bơi lội. Và rất nhiều những tiện ích tuyệt vời khác từ Hồ bơi Paradise… Hoàn thành 95%, chờ ngày đưa vào sử dụng, Hồ bơi đầu tiên trong trường đại học tại Tỉnh Đồng Nai và là Hồ bơi tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ Tịch Hội đồng trường và Ban Giám hiệu DNTU đã mở van nước đầu tiên cho Hồ bơi DNTU đánh dấu bước ngoặc với công trình đẳng cấp khu vực…Điều đó cho thấy Tập thể thành viên DNTU hướng Ngôi trường của mình đầy đủ tiện ích và chăm sóc chu đáo cho sinh viên, học sinh. Hãy cùng đón chờ những “vận động viên” bơi lội đầu tiên được khai trương Hồ bơi DNTU PHÒNG TRUYỀN THÔNG      

Xem chi tiết
Smic của Microsoft sẽ thực hiện vai trò định hướng và hộ trợ DNTU

SMIC là trung tâm sáng tạo duy nhất của Microsoft tại VN tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hoạt động đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Microsoft, SMIC còn là vườn ươm dự án, khởi nghiệp với việc cung cấp không gian, cơ sở vật chất, tư vấn việc sử dụng và áp dụng công nghệ của Microsoft cho các dự án ươm mầm với mức giá ưu đãi với ĐH Công nghệ Đồng Nai

Xem chi tiết
Lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm 2017 với sự hỗ trợ từ phía DNTU

Sáng ngày 07/10/2017, tại sân vận động TP.Biên Hòa đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm 2017. Như thông tin đã đưa. Đại hội TDTT thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm nay có sự góp mặt đông đảo của tất cả các vận động viên chuyên nghiệp từ các địa phương trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai tham gia thi đấu. Cùng với đó là sự góp mặt không kém phần quan trọng của hơn 300 bạn sinh viên của trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai tham gia vào công tác khai mạc buổi Lễ với vai trò diễu hành, chào cờ và đồng diễn. Một số hình ảnh đồng diễn tại lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Tại buổi Lễ khai mạc sáng ngày 07/10/2017, có sự tham dự của tiến sĩ Phan Ngọc Sơn (Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai). Thầy là một khách mời quan trọng của buổi Lễ cũng như là một trong những đại biểu danh dự của Tỉnh Đồng Nai trong các buổi hội họp cấp cao của tỉnh nhà. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tại buổi lễ Với sự tập luyện rất nghiêm túc, bài bản của các bạn sinh viên DNTU và ban chấp hành Đoàn trường ngay từ những ngày giữa tháng 9 cho buổi Lễ. Phần khai mạc trong buổi sáng thứ 7 của Đại hội đã diễn ra rất chu đáo và trang trọng. Qua đây đã giúp cho hình ảnh của Trường Đại Học Công Nghê Đồng Nai lan tỏa tới mọi người, mọi địa phương để xã hội có thể thấy rằng, tại DNTU luôn có những con người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn rất chu toàn trong công tác xã hội và phát triển đất nước. Một số hình ảnh tại lễ khai mạc đại hội Thể dục Thể thao Các bạn sinh viên DNTU mang trong mình sự nhiệt huyết của tuồi trẻ và ý thức của bản thân đối với xã hội. Các bạn đã hiểu được rằng, mọi cống hiến và sự hi sinh cá nhân từ phía các bạn đang giúp một phần cho các công tác xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. gia sư lớp 9 tphcm cho rằng đây cũng là một trong những mục tiêu mà nhà Trường đang muốn hướng đến cho tất cả các sinh viên DNTU. Để sinh viên DNTU sẽ trở nên những sinh viên sáng tạo, cống hiến và có ích cho xã hội. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân Tuyết Lan - Phòng Truyền thông  

Xem chi tiết
Chương trình tập huấn kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Ngày 4 và ngày 5 vừa qua, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã mời các diễn giả tham gia  Chương trình tập huấn “ Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc” cho các sinh viên Khoa Quản trị Kinh Doanh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa TP - MT-ĐD, Khoa Đ, ĐT- CK & XD tại Phòng họp 03 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

Xem chi tiết
Hồ bơi ‘Paradise’ DNTU: Cơ hội phát triển thể chất, rèn luyện kỹ năng bơi lội an toàn cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Thời gian qua, dù công tác tuyên truyền về phòng ngừa đuối nước đã được cơ quan báo chí, ngành chức năng đẩy mạnh. Nhiều vụ việc cụ thể, giải pháp phòng ngừa, kỹ năng tránh đuối nước đã được nêu ra để người dân nắm bắt và cảnh giác nhưng tình trạng đuối nước vẫn xảy ra. Qua những vụ đuối nước gần đây cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do nạn nhân không biết bơi; thiếu kỹ năng thoát hiểm (khi rơi vào vùng nước xoáy, sóng dữ); không lường trước những nguy hiểm khi vui chơi ở khu vực sông, suối, hồ nước; khu vực bị đuối nước thường ở vùng sâu, vùng xa, ít người qua lại nên công tác cứu hộ, cứu nạn không kịp thời... Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện nay chỉ có từ 0,4 đến 0,6% các trường cấp phổ thông và khoảng 13% các trường đại học có xây dựng bể bơi trong trường. Con số quá khiêm tốn này cho thấy việc xây dựng bể bơi trong hệ thống trường học dường như vẫn là điều quá xa vời kể cả ở các thành phố lớn. Trước thực tế đó, cần quan tâm hơn đến việc phổ cập kỹ năng bơi lội, kỹ năng thoát hiểm nhằm hạn chế các vụ tai nạn đuối nước đáng tiếc, đảm bảo an toàn tính mạng đồng thời thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã chú trọng đầu tư xây dựng bể bơi và dạy bơi trong nhà trường. Đây cũng là giải pháp hiệu quả trong việc phòng-tránh đuối nước. Từ khi bắt đầu khơi công xây dựng, tập thể cán bộ - giảng viên - nhân viên và sinh viên đã vô cùng háo hức và phấn khích trước sự đầu tư lớn của Nhà trường trong định hướng chung nhằm phát triển thể thao học đường. Là môn thể thao được ưa chuộng, không ngừng phát triển trong và ngoài nước, bơi lội mang đến nhiều lợi ích cho người luyện tập. Sự ra đời của Hồ bơi DNTU tạo cơ hội phát triển thể chất cho sinh viên DNTU một cách toàn diện, đa dạng. Đây là một trong những minh chứng cho thấy sự vượt trội trong hành trình phát triển, không ngừng vươn tầm cao mới của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Hồ bơi DNTU được thiết kế và xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn đối với môn bơi lội. Hệ thống hồ bơi DNTU sẽ tích hợp chức năng thi đấu, rèn luyện và phát triển thể chất, đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Thiết kế phối cảnh Hồ bơi ‘Paradise’ DNTU Tại đây, sinh viên sẽ được hướng dẫn các kiểu bơi, kỹ năng bơi an toàn trong môi trường nước và kỹ năng cứu đuối nước an toàn. Đặc biệt, sinh viên chuyên ngành Khoa Y sẽ được học tập thêm các kỹ năng sơ cấp cứu cho người chống đuối nước. Tạo môi môi trường học tập phòng chống đuối nước, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra, giúp học sinh, sinh viên bên cạnh việc học tập còn được nâng cao sức khỏe ở trường là một trong những mục tiêu hướng phát triển toàn diện sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Một số hình ảnh thi công: Tổ Giáo dục thể chất DNTU tham gia tập huấn phương pháp cứu hộ đuối nước tỉnh Đồng Nai năm 2022   cảm nhận bài thơ ánh trăng PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Kết thúc lớp bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp

 Ngày 8/6 vừa qua lớp bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp do Bộ kế hoạch & đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp, Trung tâm hỗ trợ DNVVN phía nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về giảng dạy miễn phí cho 300 sinh viên của trường chính thức kết thúc.

Xem chi tiết
Lớp bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Ngày 12/5, ThS Lương Mai Em giảng viên cao cấp ILO thuộc Bộ kế hoạch & đầu tư cục phát triển doanh nghiệp, Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía nam đã về trường Đại học Công nghệ Đồng Nai dạy lớp bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho sinh viên của trường.

Xem chi tiết
Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, bồi đắp ý thức làm chủ doanh nghiệp để có đội ngũ tâm huyết khơi dậy khả năng cống hiến – sáng tạo

Gần đây, DNTU của chúng ta thường xuyên mời các doanh nghiệp về trường để tham gia đào tạo và góp ý cho nhà trường trong việc xây dựng chương trình. Đây là điềm mới mà DNTU mạnh dạn phát huy vì mục tiêu có những con người khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Qua trao đổi ta thấy có một điều vô cùng quan trọng, không được thể hiện trong giáo trình nhưng rất được những người sử dụng lao động quan tâm. Đó là sự nhiệt huyết, trung thành, cái Đức và cái Tâm của người lao động. Làm sao có được đội ngũ những người lao động gắn bó với doanh nghiệp nhất là những lúc doanh nghiệp gặp sóng gió, bão tố..? Tôi xin đăng lại đây ý kiến của mình như đã có lần trao đổi cùng quý Thầy/Cô trong DNTU. Doanh nghiệp cùng tham gia hội thảo để góp ý xây dựng chương trình đào tạo tại DNTU Một thực tế hết sức cụ thể đã diễn ra trên đất nước ta trước thời kỳ đổi mới: khủng hoảng lương thực trầm trọng (nếu không muốn nói là chết đói). Thiếu lương thực ở một nước nông nghiệp với hơn 70 % dân số làm nghề nông! Chuyện thật khó tin nhưng tiếc thay đó lại là sự thật. Vì sao vậy? Vì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thời đó. Ruộng đất tập trung, làm chủ tập thể (trách nhiệm và thất bại cũng thuộc về tập thể...) rốt cuộc cây lúa, cây màu đều thoi thóp, con người thoi thóp, thảm cảnh gần bằng năm Ất Dậu(1945) Vậy mà vẫn những con người ấy, đất đai ấy, chỉ sau Đại hội VI của Đảng (1986) không bao lâu nước ta không chỉ đủ lương thực để ăn mà còn có phần xuất khẩu . Rồi vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng nhất nhì thế giới. Chuyện cứ như nằm mơ Điều gì đã xảy ra? Đơn giản chỉ là người lao động được cởi trói. Họ được giao ruộng, khoán sản lượng, nhà nước chỉ thu một phần,  còn lại mình hưởng. Được làm chủ thật sự mảnh vườn, sào ruộng của mình, tự chịu trách nhiệm với mình, không còn khái niệm làm chủ viễn vông, xa vời. gia sư tại bình dương cho rằng chỉ một thay đổi ấy thôi  mà tạo  nên bước chyển vĩ đại.  Mới hay ý thức tư hữu trong con người chúng ta mạnh mẽ và ghê gớm đến thế nào! Bỏ qua mặt tiêu cực và những hệ lụy của nó nhưng chúng ta không thể không thừa nhận mặt tích cực đã làm nên điều kỳ diệu nói trên. Mặt tích cực ấy nếu được doanh nghiệp tận dụng, phát huy chắc chắn sẽ tạo nên nhiều hiệu quả to lớn. Tọa đàm về mục tiêu đào tạo giữa Hội doanh nghiệp trẻ với cán bộ giảng viên khoa Quản trị trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Thử đặt vấn đề: Nếu doanh nghiệp tạo được điều kiện cho người lao động làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình, biến họ thành một phần cơ thể của doanh nghiệp, khi lợi ích của họ thực sự gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp thì sao? Tôi nghĩ chắc chắn những đột phá cống hiến, sáng tạo sẽ xảy ra. Vậy  doanh nghiệp có thể làm được không và làm như thế nào? Trước hết cần khẳng định là: làm được. Doanh nghiệp nào cũng làm được và làm tốt. Cơ sở để khẳng định là: khi người lao động tìm đến với doanh nghiệp nghĩa là họ đã cân nhắc rất nhiều yếu tố về các điều kiện hoàn cảnh sống cũng như năng lực, sở trường và khả năng cống hiến. Và khi đã được doanh nghiệp chấp nhận thì ít ai muốn thay đổi  hoặc bỏ đi nếu bản thân họ trong doanh nghiệp được trân trọng và đãi ngộ xứng đáng. Dĩ nhiên ngoài vấn đề vật chất còn là cách đối nhân xử thế từ tấm lòng và tình cảm của doanh nghiệp. Rất nhiều người lao động đã sống chết gắn bó cùng doanh nghiệp không phải do được nhiều hơn về vật chất mà chỉ vì sự chân thành tín nghĩa của doanh nghiệp đối với mình. Ở một số trí thức lớn thật sự thì không có tiền bạc hay địa vị nào mua được họ ngoài sự tự do, sự tôn trọng và kính trọng mà người lãnh đạo, người sử dụng dành cho họ.  Để sở hữu được những con người này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cũng phải có tri thức, có nhân cách và bản lĩnh, tài năng và tâm huyết. (Sức thu hút kỳ diệu của Bác Hồ đối với đội ngũ trí thức trong và ngoài nước khiến họ hy sinh và cống hiến hết mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là minh chứng cho điều tôi nói ở trên) Nhưng phải chăng cứ được doanh nghiệp đối xử tốt, đãi ngộ tốt là tự khắc sẽ có ý thức làm chủ và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp? Có người đặt vấn đề thẳng thắn: đối xử tốt với tôi đi, tôi sẽ làm tốt cho anh. Làm tốt trong trường hợp nói trên có phải do ý thức  làm chủ không? Không. Đó là làm theo kiểu quan hệ mua bán sòng phẳng mà người làm luôn so đo chuyện được mất cùng doanh nghiệp. Giữa họ và doanh nghiệp không hình thành được mối quan hệ gắn kết (kiểu như người nông dân thời làm bao cấp không có sự gắn kết với mảnh vườn, sào ruộng...) nên sẽ không thể nào trở thành người làm chủ để cống hiến một cách tự giác. Vậy phải cần thay đổi từ đâu? Lẽ dĩ nhiên về phía doanh nghiệp là phải chăm lo, tín nghĩa với người lao động. Và người lao động – trước hết – phải xây dựng mối quan hệ gắn kết với doah nghiệp bằng thái độ hàm ơn. Hàm ơn người và nơi đã nhận mình vào làm việc. Đừng nghĩ hàm ơn làm mình hèn đi. Đừng nghĩ: anh nhận tôi làm, tôi bỏ công sức thì anh phải đãi ngộ  tôi đó là chuyện đương nhiên cớ gì tôi phải hàm ơn. Không. Hàm ơn là một hành vi văn hóa. Ông bà ta thường nói: đừng sợ sự hàm ơn, chỉ sợ sự vô ơn. Trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, người biết hàm ơn là người đáng trân trọng. Đó là gốc rễ của bao điều tốt lành. Cứ xem người nông dân biết ơn, gắn bó với con trâu,  mảnh vườn, sào ruộng của họ bao nhiêu ta càng hiểu sâu sắc giá trị của sự biết ơn. Hàm ơn – theo tôi – là khởi đầu của ý thức làm chủ doanh nghiệp. Từ giây phút đó chúng ta đã tạo cho mình một mối liên kết thân thiết với doanh nghiệp, tự thấy mình đã thành một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp. Và như vậy nghĩa là ta đã sẵn sàng chia sẻ, đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp của mình. Và như vậy , chúng ta mới có những vui buồn, trăn trở, những cống hiến sáng tạo hoàn toàn tự giác. Một người làm chủ thật sự trong doanh nghiệp của mình. Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ học giỏi, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng nhưng không làm việc được yên ở chỗ nào quá vài năm. Có bạn vừa ra trường được dăm năm nhưng đã thay đổi gần chục chỗ làm. Hỏi: sao vậy? Trả lời: chỗ đó lương bèo quá hoặc: chỗ đó không có màu. Nói lương bèo thì còn thông cảm đôi phần nhưng nói không có màu thì đáng trách (đó cũng là nguyên nhân của mọi tệ nạn chạy chọt). Thế là không đàng hoàng, là thiếu tự trọng và danh dự rồi. Không tôn trọng danh dự của mình, của doanh nghiệp thì cũng khó lòng mà làm chủ, mà tâm huyết. Tóm lại: để có được một đội ngũ tâm huyết, trung thành và gắn bó với doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao từ cả hai phía, đòi hỏi phải có sự cảm thông và chia sẻ, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Phải chăng  chúng ta cần tích cực làm gương và giáo dục cặn kẽ hơn cho các em sinh viên điều đó. Để không còn những điều muộn phiền mà các doanh nghiệp  đã bày tỏ ở trên. Tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao Nguyễn Kim Hùng

Xem chi tiết
DNTU chính thức cùng Hiệp hội Hỗ trợ Thực tập sinh Nhật Bản (Japan Intership Support Association) thực hiện chương trình Thực tập sinh tại Nhật Bản

Chiều ngày 08/2/2023 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có buổi làm việc và hợp tác chính thức với Hiệp hội Hiệp hội Hỗ trợ Thực tập sinh Nhật Bản - Japan Intership Support Association (Hiệp hội Jisa) nhằm thúc đẩy chương trình đưa sinh viên DNTU sang Nhật thực tập. Trong ngày làm việc này, Hiêp hội gặp mặt 5 bạn sinh viên chuyên ngành Thực Phẩm sẵn sàng cho kì thực tập tại Nhật Bản. Tham dự buổi làm việc về phía Hiệp hội JISA: Mr. TSUKAGOSHI KAZUYOSHI - Giám đốc điều hành hiệp hội JISA Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Công ty TNHH Asahitec Việt Nam Mr. Watanabe Mikio - Phó giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Quốc tế KONNICHIWA Về phía DNTU: NCS. Phan Võ Quỳnh Như – Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Văn Huy – Trưởng phòng Truyền thông – Hợp tác Quốc tế ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp ThS. Nguyễn Hoàng Dũng – Phó Trưởng phòng Truyền thông – Hợp tác Quốc tế Mr. TSUKAGOSHI KAZUYOSHI - Giám đốc điều hành hiệp hội JISA Những nội dung trong buổi họp được thể hiện: Hiệp hội JISA hỗ trợ sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được thực tập tại các doanh nghiệp liên quan ngành học của sinh viên. Hơn nữa, Hiệp hội JISA sẽ hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp tại Nhật Bản liên quan khác có ngành học mà sinh viên đang thực tập để sinh viên có thêm nhiều sự trải nghiệm thực tế khác nhau cũng như hỗ trợ thực tập và làm việc tại Nhật Bản. Thời điểm hiện tại, DNTU đang có 05 sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ đến Nhật Bản thực tập trong thời gian tới. Hiệp hội JISA đã kết nối, hỗi trợ để có nhiều SV thực tập nhiều chuyên môn đúng chuyên ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, quản lý – dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, ngôn ngữ như Công nghệ thực phẩm, Công nghệ ô tô, Cơ khí, Chế tạo máy, Điện – tự động, Quản trị nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, điều dưỡng, Ngôn ngữ tiếng Nhật/ Đông phương học, … tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, nhà hàng/khách sạn đang cung cấp dịch vụ, ,các sân bay, doanh nghiệp Logistic, Tập đoàn Oto, các trung tâm thương mại, … Hiệp Hội JISA cũng cam kết nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên của Nhà trường bao gồm cả Ngoại ngữ với hình thức sinh viên sẽ học tiếng Nhật “1 kèm 1”, các bảng thông tin, thông báo quá trình học sẽ được theo dõi giữa 2 bên để đơn vị DNTU đào tạo người học nắm băt thông tin kịp thời quá trình để nâng cao hiệu quả. Hiệp hội JISA có những chương trình thực tập trong thời gian 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để phù hợp vào điều kiện sinh viên của Nhà trường. DNTU rất vui khi sự hợp tác diễn ra suôn sẻ, hình thành từng giai đoạn chiến lược trong sự phát triển chương trình intership (thực tập sinh) Cuối buổi làm việc,  2 bên đơn vị đã trao các thoả thuận hợp tác, chụp hình lưu niệm và phía Hiệp hội JISA gặp gỡ và trao đổi chuyên môn với các bạn sinh viên. PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết