Cán bộ - Giảng viên Người học Tiện ích Tham quan trường 360

Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm tập trung vào phương pháp phát triển phần mềm, thực hành lập trình và quản lý dự án. Sinh viên học cách thiết kế và triển khai các giải pháp phần mềm sáng tạo cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Mã ngành

7480103

Tổ hợp xét tuyển

A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Anh
A10: Toán, Lý, GDCD (*)
D01: Toán, Văn, Anh

Thời gian đào tạo

4 năm

Văn bằng

Cử nhân

Kỹ thuật phần mềm

Đặc điểm nổi bật của Chương trình đào tạo

Môi trường học tập toàn diện và hiện đại
Khoa Công nghệ Thông tin được trang bị hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên. Đặc biệt, các phòng máy tính cấu hình cao được nâng cấp định kỳ, cho phép sinh viên thực hiện các dự án phức tạp và tiếp cận với công nghệ hiện đại. Ngoài ra, khoa còn sở hữu 3 phòng thực hành Cisco chuyên dụng, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện để sinh viên thực hành chuyên sâu về mạng máy tính và an ninh mạng.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế
Giảng viên của khoa là những người có trình độ chuyên môn cao, với kinh nghiệm thực tế phong phú, được đào tạo và làm việc tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc..., mang lại cho sinh viên những kiến thức cập nhật và sát thực tế. Ngoài ra, các giảng viên còn là những người truyền cảm hứng, sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập.
Tiếp cận với công nghệ và dự án mới nhất
Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin luôn có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu và ứng dụng sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Tại Trung tâm nghiên cứu AIBOT, sinh viên không chỉ được học tập mà còn được thực hành và phát triển các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và robot. Đây là nơi ươm mầm cho các ý tưởng đổi mới và là bệ phóng để sinh viên tự tin bước vào thị trường lao động.
Cơ hội kiến tập, thực tập từ năm nhất
Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được tiếp cận với các doanh nghiệp thông qua chương trình kiến tập và thực tập. Những trải nghiệm thực tế này giúp sinh viên sớm làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ quan trọng cho sự nghiệp sau này.
Hoạt động câu lạc bộ và cuộc thi chuyên ngành
Khoa Công nghệ Thông tin tự hào với các câu lạc bộ hoạt động sôi nổi, là nơi để sinh viên giao lưu, học hỏi và rèn luyện kỹ năng mềm. Ngoài ra, sinh viên còn thường xuyên tham gia các cuộc thi chuyên ngành từ cấp trường đến cấp quốc gia, giúp họ phát triển kỹ năng chuyên môn và khẳng định năng lực của mình.

Phương pháp học tập, giảng dạy & đánh giá

Phương pháp học tập

Sinh viên làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp phần mềm, tham gia các dự án mô phỏng hoặc do doanh nghiệp đặt hàng, giúp họ nắm vững quy trình phát triển và quản trị phần mềm.

Phương pháp giảng dạy

Kết hợp các buổi học lý thuyết, thảo luận nhóm, thực hành tại phòng thí nghiệm công nghệ cao và các bài tập thực tế từ doanh nghiệp.

Phương pháp đánh giá

Bao gồm kiểm tra lý thuyết, đánh giá kỹ năng qua sản phẩm phần mềm, và phản hồi từ các đối tác doanh nghiệp về năng lực làm việc của sinh viên.

Cấu trúc Chương trình

Học kỳ 1
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

CB70303-Kỹ năng nói trước công chúng(1)

PM70201-Giới thiệu ngành kỹ thuật phần mềm(1)

TH70103-Tin học đại cương(2)

Học kỳ 2
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

CB70101-Triết học Mác Lênin(3)

CB70104-Tư tưởng Hồ Chí Minh(2)

CB70202-Toán cao cấp(3)

TA70305-Intensive English 1(4)

CB70304-Kỹ năng quản lý cảm xúc(1)

TH70104-Kiến trúc máy tính(2)

TH70105-Cơ sở lập trình(3)

PM71201-Đồ họa ứng dụng(2)

PM71202-Mạng máy tính và dịch vụ mạng(2)

Học kỳ 3
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

CB70102-Kinh tế chính trị Mác - Lênin(2)

CB70106-Pháp luật đại cương(2)

TH70101-Toán rời rạc ứng dụng trong công nghệ thông tin(3)

CB70206-Phương pháp nghiên cứu khoa học(3)

CB71101-Môi trường & phát triển bền vững(2)

CB71102-Tâm lý học hành vi(2)

CB71103-Tâm lý học y đức(2)

TA70306-Intensive English 2(4)

CB70305-Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ(2)

PM70202-Kỹ thuật lập trình(3)

PM70203-Cơ sở dữ liệu(3)

Học kỳ 4
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

CB70103-Chủ nghĩa xã hội khoa học(2)

CB71104-Kinh tế xanh và phát triển bền vững(2)

CB71105-Văn hóa và âm nhạc dân tộc Việt Nam(2)

CB71106-Lịch sử văn minh thế giới(2)

TA70307-Intensive English 3(4)

CB70307-Kỹ năng phòng tránh tai nạn trong công nghiệp(2)

PM70204-Thiết kế Web(3)

TH70107-Cấu trúc dữ liệu và giải thuật(3)

PM71203-Lập trình Python cơ bản(3)

PM71204-Lập trình Windows(3)

Học kỳ 5
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

CB70105-Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam(2)

TA70308-Intensive English 4(4)

PM70205-Lập trình hướng đối tượng(3)

TH70108-Hệ quản trị CSDL(3)

PM71205-Lập trình Python nâng cao(3)

PM71206-Công nghệ .NET(3)

Học kỳ 6
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

PM70206-Phát triển ứng dụng di động(3)

PM70207-Phát triển ứng dụng web(3)

TH70109-Phân tích thiết kế hệ thống thông tin(3)

PM70208-Nhập môn trí tuệ nhân tạo(2)

PM70209-Nhập môn công nghệ phần mềm(2)

TH71114-Thương mại điện tử(3)

PM71207-Phát triển phần mềm nguồn mở(3)

PM71208-Học máy và khai phá dữ liệu(3)

Học kỳ 7
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

PM70210-An toàn và bảo mật thông tin(3)

PM70211-Kiến trúc và thiết kế phần mềm(3)

PM70212-Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm(2)

PM70213-Quản lý dự án phần mềm(2)

PM70214-Tiếng anh chuyên ngành(2)

TH71123-Công nghệ IOT và ứng dụng(3)

TH71118-Công nghệ Blockchain(3)

TH71111-Thị giác máy tính(3)

TH71108-Web API(3)

Học kỳ 8
Ghi chú: [mã học phần] - [tên học phần] (số tín chỉ)

PM70215-Thực tập tốt nghiệp(8)

PM71209-Khóa luận tốt nghiệp(8)

PM71210-Trí tuệ nhân tạo với Python(4)

PM71211-Phát triển phần mềm(4)

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau: 

  • Kiến trúc sư phần mềm.
  • Kỹ sư kiểm thử phần mềm.
  • Kỹ sư Quản lý dự án phần mềm.
  • Kỹ sư phân tích hệ thống.
  • Chuyên gia bảo trì phần mềm.
  • Kỹ sư phần mềm di động.
  • Kỹ sư phần mềm nhúng.
  • Nhà phân tích yêu cầu phần mềm.

Các ngành đào tạo khác của khoa

Các ngành đào tạo khác của khoa

Học, học nữa học mãi

Suốt hai thập kỷ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai hình thành và phát triển trên niềm tin mãnh liệt “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Sứ mệnh của chúng tôi là: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng dựa trên nền tảng công nghệ và trải nghiệm; nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao tri thức đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Chúng tôi tự hào đào tạo ra những công dân số - sẵn sàng chinh phục tương lai.