Sáng 18/06, tại Phòng họp 1 – Trung tâm Thông tin Thư viện, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Phối hợp các tổ chức, doanh nghiệp với DNTU trong hoạt động của Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ”.
Xem chi tiếtPhối cảnh Dự án Trung tâm Ứng dụng & Chuyển giao công nghệ tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Xem chi tiếtThS. Nguyễn Quang hiện đang làm việc tại Viên Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Trường đại học Công nghệ Đồng Nai. Nhận thấy tác động của dịch bệnh đã làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, đặc biệt là việc cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thông qua các thiết bị y tế cá nhân như: vòng đeo tay, đồng hồ theo dõi sức khỏe… Tuy nhiên, các sản phẩm hiện có trên thị trường đều là hàng ngoại nhập và giá cả rất đắt, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng, trong khi đó rất ít đơn vị trong nước cung ứng những dòng sản phẩm này. Do vậy ThS. Nguyễn Quang bắt tay thực hiện ý tưởng với suy nghĩ chỉ có ứng dụng công nghệ mới tạo ra được giá trị riêng cho dự án của mình.
Xem chi tiếtNhiều cán bộ Đoàn của Trường Đại học – Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đã được vinh danh tại Lễ tuyên dương và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào "sáng tạo trẻ” và phong trào "3 trách nhiệm” giai đoạn 2012 – 2017 do Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức. Lễ tuyên dương đã được tổ chức trang trọng tại Trung tâm hội nghị và sự kiện Sen Vàng ngày 24-10. DNTU có 1 tập thể và 3 cá nhân được vinh danh tại buổi lễ. Đồng chí Nguyễn Cao Cường – Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Nai (bìa trái) và hơn 400 đoàn viên, thanh niên tại tuổi lễ Tại buổi lễ, đồng chí Bùi Thị Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh đoàn đã báo cáo tổng kết các hoạt động của phong trao trong giai đoạn 2012-2017. Các phong trào là động lực thúc đẩy cán bộ, đoàn viên, thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời bồi dưỡng những kỹ năng, nghiệp vụ, giúp đội ngũ cán bộ tự tin hơn, sống có trách nhiệm. Đồng chí Bùi Thị Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh đoàn phát biểu và báo cáo tại buổi lễ Tại buổi lễ có 24 tập thể, 49 cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện 2 phong trào “Sáng tạo trẻ” và “3 trách nhiệm” được tuyên dương. Đây là các tập thể, cá nhân có các đề tài hay, ý tưởng sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và lao động sản xuất. Cô Lê Thị Thu Thủy – đại diện Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học DNTU nhận giải tập thể DNTU có 1 tập thể và 3 cá nhân và được vinh danh gồm: Tập thể cán bộ nhân viên Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học. Cô Lê Thị Thu Thủy, chuyên viên Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học; ThS. Trần Thị Hà, ThS. Đào Phan Thoại thuộc Khoa Thực phẩm Môi trường Điều dưỡng. ThS. Trần Thị Hà - Giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng được tuyên dương và trao tặng bằng khen tại buổi lễ ThS. Đào Phan Thoại Giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng được tuyên dương và trao tặng bằng khen tại buổi lễ Cô Lê Thị Thu Thủy- Chuyên viên Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học được tuyên dương và trao tặng bằng khen tại buổi lễ Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Sáng tạo trẻ” giai đoạn 2012 – 2017 Niềm vui của các Giảng viên, Nhân viên DNTU khi nhận bằng khen tại buổi lễ Việc DNTU giành được nhiều phần thưởng tại lễ tuyên dương đã khẳng định được môi trường làm việc của nhà trường luôn thuận lợi và tạo điều kiện tối đa cho đoàn viên thanh niên nghiên cứu khoa học, học tập và sáng tạo. Tuấn Anh – Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 25/11 tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đã diễn ra buổi làm việc giữa Hội đồng Giám khảo chấm các giải pháp dự thi Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2017 thuộc lĩnh vực Cơ khí – Tự động hóa (BGK) và chủ nhiệm các đề tài dự thi của DNTU. Đại diện BGK có PGS.TS. Đỗ Thành Trung – Chủ tịch Hội đồng, TS. Lê Minh Tài, ThS. Đoàn Tất Linh, ThS. Giang Vũ Văn là những chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Cơ khí – Tự động hóa. TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học DNTU (trái) chào mừng Hội đồng chấm thi các đề tài làm việc tại DNTU. Tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2017 thuộc lĩnh vực Cơ khí – Tự động hóa, Nhà trường có 03 đề tài dự thi gồm: Máy hàn Siêu âm dạng đa năng, đề tài nghiên cứu chế tạo xe lăn chạy điện trên cơ sở xe lăn tay phục vụ người khuyết tật, mô hình cánh tay Robot phục vụ giảng dạy. Đề tài “Máy hàn siêu âm dạng đa năng” sử dụng các công nghệ hiện đại, đã được BGK đánh giá rất cao về tính thực tiễn, phục vụ cho các doanh nghiệp. Được biết, đề tài này đã được Nhà trường thực hiện chuyển giao công nghệ cho 01 doanh nghiệp, và hiện tại đang được doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất. ThS. Vũ Hoàng Nghiên trình bày giải phát tài “Máy hàn siêu âm dạng đa năng” Tiếp tục thành công từ ý tưởng “Robot hỗ trợ người già và người khuyết tật” đạt giải nhất cuộc thi nhà sáng tạo việt nam với Intel Galileo lần thứ II (năm 2016), nhóm tác giả đề tài “chế tạo xe lăn chạy điện trên cơ sở xe lăn tay phục vụ người khuyết tật” đã tiếp tục nghiên cứu đề tài nhằm giảm giá thành sản xuất, đơn giản hóa các thao tác cho người sử dụng, cũng như có thể đồng bộ, lắp ráp trên các xe lăn tay mà đa số người khuyết tật đang sử dụng. BGK cũng đã đánh giá rất cao đề tài này, khi được triển khai thực tế, với các chức năng của sản phẩm sẽ hỗ trợ người khuyết tật rất nhiều và tiện lợi hơn trong các sinh hoạt đời sống hàng ngày. ThS. Nguyễn Hộ trình bày giải pháp tài “chế tạo xe lăn chạy điện trên cơ sở xe lăn tay phục vụ người khuyết tật” Bên cạnh các đề tài phục vụ cho doanh nghiệp và xã hội, đề tài “mô hình cánh tay Robot phục vụ giảng dạy” đã được Nhà trường đưa vào áp dụng trong giảng dạy những khóa gần đây. Với 02 mức độ cơ bản và nâng cao, đề tài đã hoàn toàn chinh phục BGK về việc áp dụng trong giảng dạy cũng như tính mới của đề tài. Sinh viên thỏa sức sáng tạo, kết nối cơ học, kết nối không dây điều khiển từ xa, vận dụng xử lý các yêu cầu của doanh nghiệp, giải quyết các tình huống khó… Mô hình cánh tay Robot hiện tại đang là một trong những mô hình được sinh viên rất thích thú và nghiên cứu. ThS. Đỗ Tân Khoa trình bày giải pháp “mô hình cánh tay Robot phục vụ giảng dạy” BGK đánh giá rất cao các đề tài của DNTU Đề tài “mô hình cánh tay Robot phục vụ giảng dạy” được báo cáo tại hội thi Kết thúc buổi chấm thi, Hội đồng Giám khảo chấm các giải pháp dự thi Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2017 thuộc lĩnh vực Cơ khí – Tự động hóa đã đánh giá rất cao các đề tài của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, các đề tài đều có tính ứng dụng thực tế rất cao, rất cần cho các doanh nghiệp và xã hội. Hội đồng cũng đã đưa ra những lời tư vấn để các đề tài có thể hoàn thiện ở mức cao và triển khai sản xuất hàng loạt. PGS.TS. Đỗ Thành Trung – Chủ tịch Hội đồng chấm thi tổng kết đánh giá các đề tài Tuấn Anh – Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 07-5, tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Ngày hội Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017 do Tỉnh đoàn Đồng Nai và Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức. Bà Nguyễn Hòa Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tới dự và phát biểu khai mạc các hoạt động của ngày hội cùng 1.500 đại biểu. Tham dự các hoạt động của Ngày hội Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017, về phía Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Hiệu trưởng - TS. Phan Ngọc Sơn (giữa) rất quan tâm đến các ý tưởng của Nhà trường tại buổi triển lãm Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mang tới giới thiệu tại Ngày hội Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017 với 7 ý tưởng và 3 đề tài sáng tạo kỹ thuật của sinh viên, và đã thu hút được sự tham quan của nhiều đại biểu. Ngày hội thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017 là cơ hội để các trường Đại học, Cao đẳng, đặc biệt là các Sinh viên quảng bá, giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết về ý tưởng khởi nghiệp của mình. Đây còn là cơ hội đặc biệt để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tiếp cận những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của Sinh viên, từ đó có thể đầu tư vốn cho các ý tưởng khởi nghiệp này trở thành hiện thực. Mô hình ý tưởng The Farm to Table (trồng rau thủy canh trong văn phòng) của SV DNTU được sự đánh giá cao của Ban Giám khảo Tại ngày hội thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017, Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tới động viên các sinh viên có đề tài và ý tưởng khởi nghiệp. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn cũng đã gặp gỡ và trao đổi với các doanh nhân, các nhà quản lí có kinh nghiệm tham gia ngày hội để tìm cơ hội đầu tư cho các dự án của Sinh viên và tìm đầu ra cho Sinh viên học tập tại trường. Hiệu trưởng - TS. Phan Ngọc Sơn tham quan và động viên các ý tưởng triển lãm của DNTU Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai bày tỏ sự tự hào và vui mừng khi Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã thể hiện tốt kiến thức, bản lĩnh tự tin và dành được nhiều lời khen ngợi từ Hội đồng Giám khảo phần thi ý tưởng khởi nghiệp tại ngày hội thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017. Chia sẻ với Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tại ngày hội, Tiến sĩ Đặng Kim Triết - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, cho rằng: ”Tinh thần khởi nghiệp đang thấm sâu vào các bạn Sinh viên. Các bạn phải có một ý chí phấn đấu, một khát vọng của chính các bạn về tinh thần khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Các bạn Sinh viên phải không ngừng tìm tòi, học hỏi những công nghệ mới, có tính sáng tạo để phát triển thành những dự án khởi nghiệp áp dụng vào cuộc sống thực tiễn”. Tiến sĩ Đặng Kim Triết khẳng định: ”Lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ cao nhất cho các Sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp”. Cô Trần Thị Hà - Giảng viên DNTU(Bìa phải) vinh dự nhận giải từ Ban Giám khảo Kết thúc buổi các hoạt động ngày hội thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp, Ban tổ chức đã trao giải đặc biệt về gian hàng khởi nghiệp sáng tạo cho Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Công Nghĩa - Báo Đồng Nai
Xem chi tiếtSáng ngày 07/5/2017, tại Trung tâm Tổ chức Sự kiện tỉnh Đồng Nai (Quảng trường tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra triển lãm cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017”, trong khuôn khổ Ngày Sinh viên Đồng Nai Sáng tạo và Khởi nghiệp 2017 do Tỉnh Đoàn Đồng Nai và Hội sinh viên tổ chức. Ngay từ khi phát động, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, đã có gần 600 người tham dự lễ khai mạc triển lãm, bao gồm đại diện các đơn vị đăng ký dự thi ý tưởng, các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm đến cuộc triển lãm này. Đông đảo các bạn sinh viên có mặt tại lễ khai mạc Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có 7 ý tưởng tham gia gian hàng Triển lãm Ý tưởng khởi nghiệp và 3 đề tài tham gia gian hàng Triển lãm sáng tạo kỹ thuật. Cuộc triển lãm chính là cơ hội để các tác giả quảng bá, giới thiệu, thuyết trình về ý tưởng của mình. Và cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiếp cận, nắm bắt những ý tưởng hay, sáng tạo, những mô hình kinh doanh tiềm năng, từ đó có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề. Đồng thời, tạo sân chơi bổ ích để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp cho các bạn đoàn viên, sinh viên. Một số hình ảnh về các đề tài triển lãm của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Đồng chí Nguyễn Cao Cường - Bí thư Tỉnh đoàn - Trưởng Ban giám khảo - đã chia sẻ: “ Tôi cảm thấy cuộc triển lãm này thật thú vị. Có rất nhiều ý tưởng hay trong suốt chương trình. Cá nhân tôi cũng từng làm giám khảo của nhiều cuộc thi tương tự và tôi có thể cho rằng độ sáng tạo của những ý tưởng hơn hẳn những gì tôi đã được nghe và nhìn thấy trong vòng 2-3 năm trở lại đây. Các bạn thật sự nên tự hào về bản thân mình. Và tôi có một lời khuyên chân thành đối với các bạn rằng đừng dừng lại tại đây. Cho dù bạn đã đạt được thứ hạng nào trong cuộc thi. Đừng dừng lại. Hãy tiếp tục phát triển ý tưởng của mình vì tôi nghĩ rằng các bạn đều sẽ thành công sau này”. Đồng chí Nguyễn Cao Cường (áo xanh, giữa) cùng các đại biểu nhấn nút khởi động ngày hội Trong phần thi hỏi đáp trong vòng 10 phút, các tác giả đến từ Đại học Công nghệ Đồng Nai đã thể hiện được bản lĩnh, sự tự tin và cách ứng biến linh hoạt, thông minh. Ban tổ chức và khách mời đã đánh giá cao và dành tặng nhiều lời khen ngợi cho những ý tưởng và gian hàng của Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sinh viên DNTU thuyết trình về đề tài "Robot thông minh phục vụ cho người già và khuyết tật" tại ngày hội triển lãm Kết thúc buổi Triển lãm Ý tưởng khởi nghiệp và Triển lãm sáng tạo kỹ thuật của Sinh viên thuộc các trường Đại học và Cao đẳng đóng tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ban tổ chức đã trao 02 giải đặc biệt (không còn giải khác) cho trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, bao gồm: 1. Giải Đặc biệt ấn tượng duy nhất tặng cho Gian hàng Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai 2. Đồng giải Đặc biệt xuất sắc duy nhất tặng cho 2 gian hàng Triển lãm sáng tạo kỹ thuật của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và sinh viên Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp TP. HCM. Cô Trần Thị Hà - Giảng viên DNTU (bìa phải) vinh dự nhận giải từ Ban giám khảo TS. Đặng Kim Triết - Viện trưởng viện Nghiên cứu và ứng dụng KHCN - cũng đã nhắn nhủ, động viên tinh thần cho các thí sinh đến từ Đại học Công nghệ Đồng Nai: ”Tinh thần khởi nghiệp gần như thấm sâu vào các bạn. Các bạn phải có một ý chí phấn đấu, một khát vọng của chính các bạn ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thậm chí, các bạn không ngừng tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm, những công nghệ mới, để mang lại tính sáng tạo đầy thực tế mang tính đột phá. Nhà trường đã là một đối tác của chương trình PUM HÀ LAN, nhằm nâng cao năng lực giảng viên và kết nối doanh nghiệp. Từ nền tảng đó các bạn phải mạnh dạn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo hơn nữa.Các thầy cô trong trường sẽ đồng hành cùng các bạn. Chúc các bạn thành công hơn nữa trong các vòng loại tiếp theo” Ngô Tuyết Lan – Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 04/5/2017, cuộc thi ”Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp” do tỉnh Đoàn Đồng Nai tổ chức, đã khởi động vòng sơ loại, tại trường Đại học Đồng Nai. Cuộc thi đã thu hút được rất đông các giảng viên, sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham dự với 50 ý tưởng đăng ký dự thi. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có 7 ý tưởng tham dự cuộc thi. Bao gồm: Trồng nấm Linh chi theo hộ gia đình Sản xuất chả lụa sạch (không chất phụ gia, không chất bảo quản, không chất độn) Sản xuất dầu béo mỹ phẩm từ hạt chùm ngây Sản xuất bánh chưng nóng bóc sẵn bằng phương pháp mới Sản xuất tinh dầu bưởi The Farm to Table (trồng rau thủy canh trong văn phòng) Thành lập trại Thực dưỡng Hệ thống Nông nghiệp Công nghệ cao Hình ảnh giới thiệu các ý tưởng tham dự của thi của DNTU Mỗi ý tưởng là một sự đầu tư công sức, trí tuệ nghiêm túc. Điều đáng nói là các ý tưởng đều có tính ứng dụng cao. Với cách trình bày ý tưởng cô đọng, xúc tích và có tính thuyết phục cao, các ý tưởng đến từ trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đều nhận được những đánh giá cao của Ban giám khảo. Cô Trần Thị Hà trình bày trước Ban giám khảo về ý tưởng sản xuất chả lụa sạch Thầy Đào Phan Thoại báo cáo trước Ban giám khảo về ý tưởng sản xuất dầu béo mỹ phẩm từ hạt chùm ngây Các đề tài khác do sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trình bày trước Ban giám khảo Chia sẻ với chúng tôi sau vòng thi của mình với ý tưởng TRỒNG NẤM LINH CHI THEO HỘ GIA ĐÌNH, bạn Hồ Thị Bích Hạnh lớp 12DTP1 đã không giấu nổi niềm vui: “Khi là sinh viên năm 3 của trường, em được thầy Đào Phan Thoại hướng dẫn luận văn tốt nghiệp về cách nuôi trông nấm Linh chi Đỏ. Em nảy ra ý tưởng tìm cách nuôi trồng nấm Linh chi Đỏ ở gia đình. Qua gần 1 năm tìm hiểu, học hỏi và được sự hướng dẫn của các thầy cô chuyên ngành về Thực phẩm, em cũng đã tìm hiểu về kinh doanh để làm sao đưa cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất với mức giá hợp lý…Ngoài ra em cũng tư vấn cho đối tượng khách hàng của em là bỏ ra đúng đồng tiển của mình để sử dụng được những sản phẩm nấm Linh chi tốt nhất. Như vậy, đến nay em đã trồng được 20.000 cây tại nhà và đã bán ra thị trường được 200kg với giá 600.000đ/1kg, với giống nấm tuyển chọn, có dược tính tốt quy trình nuôi trồng chuẩn hóa, sạch sẽ, giải độc cực mạnh, tăng cường sức khỏe toàn diện”. Hạnh cũng cho biết thêm: “Em muốn sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ phát triển dự án với quy mô lớn, nên em quyết định tham dự cuộc thi này, tìm kiếm sự trợ giúp từ phía tất cả các Doanh nghiệp để có thể nhân rộng mô hình này” Nhận xét về ý tưởng khởi nghiệp của bạn Hồ Thị Bích Hạnh, ông Nguyễn Thế Linh - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tỉnh Đồng Nai - thành viên Ban giám khảo cho biết: “Từ trước đến giờ tôi đã từng ngồi làm giám khảo nhiều cuộc thi, nhưng tôi đánh giá rất cao về ý tưởng này và thấy có tính khả thi cao, tôi hứa sẽ đầu tư vốn để ý tưởng của em được thành công hơn nữa”. Cùng nhận được đánh giá cao từ Ban giám khảo cho ý tưởng SẢN XUẤT CHẢ LỤA SẠCH của cô Trần Thị Hà - giảng viên khoa Thực phẩm - Môi trường và Điều dưỡng- cũng không giấu nổi cảm giác vui và tự hào. Đây là ý tưởng nhận được rất nhiều lời khen từ Ban giám khảo vì hướng tới sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm được sản xuất từ 100% thịt heo mới mổ, còn ấm, mùi vị thơm ngon, tự nhiên, không sử dụng phụ gia, chất độn, chất bảo quản, bao gói chân không hợp vệ sinh. Cô Hà cho biết: “Tôi rất vui mừng khi thuyết trình xong ý tưởng của mình, được BGK khen ngợi vì mang tính sức khỏe. Mọi người đều tấm tắc khen ngon khi dùng thử sản phẩm. Nếu được vào vòng bán kết tôi sẽ cố gắng hết mình để làm hài lòng BGK cũng như khán giả”. Ban giám khảo đánh giá thực tế sản phẩm Chả lụa sạch Ban giám khảo đang thật sự thật khó khăn để lựa chọn ra 20 ý tưởng vào tranh tài tại vòng bán kết, sẽ diễn ra vào ngày 07/5/2017, tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai (Quảng trường tỉnh Đồng Nai). Ban giám khảo đang đưa ra những câu hỏi liên quan đến sản xuất bánh chưng công nghệ mới Tất cả các ý tưởng tham dự cuộc thi sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai, để các doanh nghiệp lựa chọn, tìm kiếm đầu tư. Ngoài chương trình triển lãm, sẽ có các hoạt động tuyển dụng của rất nhiều doanh nghiệp dành cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh Đồng Nai. Đây là chương trình thiết thực, tạo sân chơi, nuôi dưỡng ước mơ và tạo cơ hội để giảng viên, sinh viên các trường trong tỉnh thể hiện trình độ, năng lực, tính sáng tạo, năng động… của mình. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư cho những ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng, giúp các bạn có điều kiện phát triển chuyên môn, chuyên ngành đã học, nhằm đạt mục tiêu: học phải đi đôi với hành. Mời các bạn sắp xếp thời gian tham dự ngày triển lãm của cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp năm 2017” vào lúc 8h00-17h30, Chủ nhật ngày 07/5/2017, tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai (Quảng trường tỉnh Đồng Nai). Ngô Tuyết Lan – Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNhằm hưởng ứng Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2016-2017”, ngay từ cuối tháng 2/2017, TS. Đặng Kim Triết - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng KHCN đã chủ trì cuộc họp phát động CB, GV và SV của trường tham gia cuộc thi “Sáng tạo Khoa học Công nghệ” do trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức. Đây là lần đầu tiên Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức cuộc thi này. Các đối tượng tham gia Hội thi có quyền đăng ký theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 05 người). Mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia một hoặc nhiều công trình. Các công trình có thể là các sản phẩm, các dự án, các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các ý tưởng mới ở tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề đào tạo của nhà trường có ứng dụng và khả năng ứng dụng cao trong lao động, học tập, giảng dạy tại trường. Ngay trong ngày phát động, sau khi nghe phổ biến về thể lệ và kế hoạch triển khai Hội thi, các thành viên đã có nhiều ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng các đề tài, các công trình tham dự Hội thi. Mọi ý kiến đều thống nhất sẽ kiểm soát chặt chẽ các giải pháp tham gia dự thi, tránh trùng lặp với các giải pháp đã được công bố, để đảm bảo tính mới, tính sáng tạo; khuyến khích thật nhiều sinh viên trong trường tham gia cuộc thi này;… Sau hơn 2 tháng triển khai, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 17 đề tài của Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng và Khoa Thực phẩm - Môi trường, Khoa học Cơ bản... đăng ký dự thi. Đây đều là những đề tài được đánh giá cao về sự sáng tạo và tính ứng dụng trong thực tiễn. Từ ngày 01/6/2017, BTC sẽ tổ chức nghiệm thu, chấm điểm, các đề tài có tính sáng tạo sẽ được chọn dự thi cấp tỉnh. Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải sẽ diễn ra trong tháng 9/2017. Tổng trị giá giải thưởng là 17 triệu đồng. Tên tác giả của các sản phẩm, công trình đạt giải thưởng sẽ được vinh danh tại các hội nghị sơ kết, tổng kết và được đăng trên Website của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (www.dntu.edu.vn). Các sản phẩm đạt giải sẽ được trưng bày và giới thiệu trong triển lãm “Sáng tạo Khoa học Công nghệ” tại Hội nghị Khoa học lần thứ I của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Để biết thêm thông tin chi tiết về cuộc thi, xin vui lòng liên hệ địa chỉ: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lầu 2 - Trung tâm Tích hợp (Nhà G) Điện thoại: 0616.25.33.99 Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtNgày 30/4/2017, Tạp chí Complexity đã đăng tải bài viết Fuzzy x and s Control Charts: A Data-Adaptability and Human-Acceptance Approach của TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Đây là một Tạp chí danh tiếng thuộc hệ thống ISI (Institute for Scientific Information, Hoa Kỳ) với Article ID 4376809 chỉ số Impact Factor: 2,54 do Thomson Reuters công bố năm 2016. Đây là lần thứ 5, TS. Phan Ngọc Sơn có bài viết được chọn đăng tải trên các Tạp chí khoa học quốc tế, nhưng là lần đầu tiên ông viết bài cho Tạp chí Complexity. Bài viết được đăng tải trên tạp chí Complexity TS Phan Ngọc Sơn cho biết, với những yêu cầu khắt khe của tạp chí khiến giai đoạn viết bản thảo là khó khăn nhất. Bài báo phải ngắn gọn, không vượt quá 3.750 từ nhưng phải truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thể hiện phải chuẩn xác và trong sáng. "Tôi đã mất 4 tháng để hoàn thiện bản thảo đầu tiên của bài báo". “ Khi nhìn thấy bài báo mình được đăng trên tạp chí danh tiếng, cảm giác không thể tả hết niềm vui. Complexity là tạp chí toán học quốc tế có danh tiếng, đây là niềm mơ ước của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ai cũng mong muốn bài viết của mình được đăng trên tạp chí này”- TS. Phan Ngọc Sơn chia sẻ. Một bài báo để được công bố trên tạp chí Complexity, phải đạt được một trong 3 tiêu chí. Thứ nhất, công trình nghiên cứu phải mở ra một lĩnh vực mới, hoặc những lộ trình nghiên cứu mới trong một lĩnh vực đã thiết lập, ảnh hưởng quan trọng tới nghiên cứu trong các lĩnh vực khác. Thứ hai, công trình nghiên cứu phải giải quyết, hoặc làm những bước căn bản để giải quyết, những vẫn đề cấp thiết đang tồn tại. Thứ ba, công trình nghiên cứu phải trình bày một kỹ thuật mới, hoặc một phương pháp luận mới, đóng vai trò then chốt trong nghiên cứu khoa học trong tương lai và có những hệ quả rõ ràng trực tiếp cho các nhà khoa học. Bài báo của TS Phan Ngọc Sơn được gửi đến tạp chí Complexity và trải qua ba vòng phản biện với ba phản biện kín là các chuyên gia hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Tại các vòng phản biện, các chuyên gia đều công nhận bài báo thỏa mãn tiêu chí của tạp chí là “nghiên cứu giải quyết, hoặc làm những bước căn bản để giải quyết, những vẫn đề cấp thiết đang tồn tại.” Bài báo đã được các chuyên gia phản biện đánh giá cao. Điều này không chỉ mang lại niềm vui, niềm tự hào cho riêng TS.Phan Ngọc Sơn, mà còn là niềm tự hào, là vinh dự của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, khi lần đầu tiên có bài báo nghiên cứu mang tên Đại học Công nghệ Đồng Nai được đăng trên một tạp chí danh tiếng thuộc hệ thống ISI. Đây cũng chính là động lực cho nhà trường trong hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian tới. Và một lần nữa, TS.Phan Ngọc Sơn vẫn luôn là người tiên phong trong mọi hoạt động của trường; người thắp lên ngọn lửa cho những đam mê về NCKH. Tin rằng, trong tương lai gần, Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của vùng Đông Nam Bộ. Chi tiết xem theo đường dẫn tra cứu bài báo https://doi.org/10.1155/2017/4376809) (Ngô Tuyết Lan – Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtSáng ngày 18/5/2017, tại trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng “Chuyển giao quy trình thu nhận và tinh luyện dầu béo từ hạt chùm ngây dùng làm mỹ phẩm” giữa trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai và công ty TNHH ĐT SX TM DV SAM. lễ ký kết hợp đồng “Chuyển giao quy trình thu nhận và tinh luyện dầu béo từ hạt chùm ngây dùng làm mỹ phẩm” giữa trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai và công ty TNHH ĐT SX TM DV SAM Phát biểu trong lễ ký kết, TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng chia sẻ: “Quan điểm của nhà trường là các giảng viên và sinh viên có trình độ và kiến thức cao cùng tham gia nghiên cứu khoa học, đưa ước mơ cũng như sản phẩm, công trình nghiên cứu của các bạn ra thị trường đó là ước mơ của nhà trường đang dần được hiện thực hóa. Cụ thể như ngày hôm nay. Doanh nghiêp hãy cùng đồng hành với chúng tôi để nhà trường có thể thực hiện được mục tiêu của mình”. Hiệu trưởng - TS. Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ Đại diện phía doanh nghiệp Bà Lưu Thị Mộng Trinh - Giám đốc công ty TNHH ĐT SX TM DV SAM cũng cho biết: “Chúng tôi đang muốn mở rộng thêm các sản phẩm dành cho người tiêu dùng và chúng tôi cũng có tìm hiểu về chuyên ngành Thực phẩm của nhà trường, qua đó chúng tôi đã có cơ hội tiếp cận về ý tưởng này. Chúng tôi nghĩ rằng nhà trường sẽ có hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm này để doanh nghiệp của chúng tôi mang ra thị trường phục vụ cho nhu cầu xã hôi”. Bà Lưu Thị Mộng Trinh - Giám đốc công ty TNHH ĐT TM DV SAM phát biểu tại buổi lễ Thay mặt nhà trường, TS.Phan Ngọc Sơn cũng cam kết sẽ tiếp tục đầu tư để phát huy “chất xám” của các nhà khoa học của DNTU để có nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao phục vụ cộng đồng. Hình ảnh ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa 02 bên Lễ ký hợp đồng diễn ra trong không khí trang trọng, dưới sự chứng kiến của Ban lãnh đạo trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và các cơ quan báo chí. Tin rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết giữa DNTU với các doanh nghiệp trong cả nước. Một số hình ảnh lưu niệm tại lễ ký kết Đại diện công ty TNHH ĐT SX TM DV SAM tham quan môi trường học tập và nghiên cứu của sinh viên DNTU Nguyễn Hoàng Dũng- Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtDù cách gọi tên có thể khác nhau, nhưng hiện tại, tất cả thế giới đang quan tâm đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đến những nội dung cụ thể của cuộc Cách mạng này. Đây là cuộc Cách mạng không chờ đợi ai mà đang phát triển như vũ bão. Cuộc cách mạng này đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và DNTU cũng đang phải vận động và nắm bắt cơ hội này. Sáng ngày 20/5/2017, tại phòng họp 3 - Trung Tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, đã có cuộc họp với toàn bộ CB-GV-NV để triển khai nội dung cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc họp do TS. Phan Ngọc Sơn chủ trì với chủ đề “Tầm nhìn và giải pháp công nghệ”. Toàn thể CB, GV, NV Nhà trường cùng tham dự họp triển khai nội dung cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mở đầu TS. Bùi Quang Xuân cho biết: Cách mạng Công nghiệp 4.0 được mở đầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vĩ mô, hình thành những công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối (IoT)… qua đó đã và đang làm biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Trong thời gian không xa, cuộc cách mạng này sẽ có tác động mạnh mẽ tới đời sống sản xuất của con người, kết nối IoT trở nên phổ biến, nhiều hoạt động sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo. Cuộc cách mạng này đang tác động đến chúng ta, không chờ đợi chúng ta mà đang tiến lên như vũ bão. Chúng ta không thể bỏ lỡ con tàu này. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân chủ động tham gia vào quá trình nghiên cứu sáng tạo, thụ hưởng nhiều thành tựu của sản phẩm công nghệ cao. Cốt lõi của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 vẫn là công nghệ thông tin. Vì vậy, cần tập trung cho phát triển, phải đi vào thực chất và làm thực chất chứ không phải mang tính phong trào. Hưởng ứng xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên quy mô toàn cầu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam đã và đang được quan tâm, đẩy mạnh hơn bao giờ hết. TS. Lưu Hồng Quân cũng đã triển khai một số vấn đề về nội dung này. TS.Quân chia sẻ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ quan Chính phủ cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng các giải pháp an ninh thông tin phù hợp nhằm ứng phó kịp thời với những hiểm họa an ninh khi các cuộc tấn công mạng đang diễn biến ngày càng phức tạp. TS. Bùi Quang Xuân - Giảng viên Khoa Quản trị chia sẻ tại buổi họp Để đảm bảo chúng ta bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 này không bị bỏ lỡ con tàu, khi chúng ta bước lên tàu, chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển. TS Lư Hồng Quân tiếp tục chia sẻ: “Trong cuộc cách mạng này thì cơ hội đem đến cho chúng ta rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ. Bộ Chính trị, Chính phủ cũng đang rất quan tâm đến việc này. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chúng ta phải ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, ưu tiên cho việc mua hoặc chuyển giao công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu DNTU có khả năng cạnh tranh. Phải ưu tiên CNTT và truyền thông, coi đây là hạ tầng của hạ tầng trong sự phát triển, của cuộc cách mạng công nghiệp này để làm thế nào đó kết hợp đột phá trong phát triển những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn” TS. Lưu Hồng Quân - Trưởng Khoa Điện, ĐT, CK - XD chia sẻ tại buổi họp Dù đã cuối giờ trưa, nhưng vẫn như thường lệ, với sự “truyền lửa” mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết của TS. Phan Ngọc Sơn, mọi người vẫn bị cuốn hút vào nội dung mà thầy trao đổi: “Công nghiệp 4.0 đã vào tới DNTU, không phải chuẩn bị mà chúng bắt đầu vận hành. Nếu ta không “thay” thì sẽ “bị thay” trong tương lai gần”. Thầy Sơn khẳng định: “Thế giới năng động tự học, tự lập, tự nghiên cứu. Ta sẽ phải thay đổi hết, tư duy, suy nghĩ, thay đổi cách làm. Hiệu trưởng TS. Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi họp Tầm nhìn sứ mệnh của ta đưa ra rất rõ. Và ta phải thực hiện tầm nhìn này ngay bây giờ”. “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ xóa bỏ bằng cấp, con người sẽ được đánh giá theo giá trị thực họ mang lại cho xã hội. Bất chấp bằng cấp, bất chấp chống lưng, xuất xứ… Không ai lo mất việc khi đủ sức gia nhập thế giới nếu ta có năng lực. Những người không học sẽ thất nghiệp trước và sẽ nghèo khổ. Bởi vì thế giới sẽ chỉ có công việc cho trí thức, không còn công việc tay chân. Nếu giảng viên không thay đổi tư duy sẽ mất việc. Nếu các nhà trí thức không nhận thức được thì sai lầm là của chính ta... Tôi mong muốn giảng viên đào tạo cho sinh viên theo nhóm, hướng mở phát triển cộng đồng và phải có óc tổ chức. Với vai trò là người đứng đầu, tôi sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, làm sao hoạt động nghiên cứu tốt. Phương pháp phải thay đổi thật nhiều về công nghệ thông tin, thầy phải là người hướng dẫn. Trò hỏi nhiều có nhiều điểm, thầy trả lời nhiều có nhiều tiền” – TS.Sơn nhấn mạnh. Toàn thể CB, GV, NV DNTU quyết tâm thay đổi trước những cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Trước khi kết thúc cuộc họp, TS.Phan Ngọc Sơn đã tóm lược lại những nội dung quan trọng. Cách mạng Công nghiệp 4.0 bắt buộc DNTU phải thay đổi. Tất cả mọi người từ CB - GV - NV và cả sinh viên cũng đều phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm việc, thay đổi cách dạy, cách học; phải nắm bắt và làm chủ vể công nghệ; DNTU sẽ tiến tới đầu tư đào tạo trực tuyến,... Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông
Xem chi tiếtTrước vòng Bán kết cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp”, Phòng Truyền thông trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn nhanh với chị Nguyễn Thị Thanh Hiền - Phó Bí thư thường trực tỉnh đoàn - Chủ tịch Hội LHTNVN tỉnh Đồng Nai - Trưởng ban tổ chức cuộc thi. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn. Chị Nguyễn Thị Thanh Hiền cùng ban tổ chức khai mạc ngày hội "Sinh viên Đồng Nai sáng tạo và khởi nghiệp" năm 2017 BBT: Thưa chị! Xuất phát từ đâu Tỉnh Đoàn Đồng Nai lại có ý tưởng tổ chức cuộc thi này? Quy mô của cuộc thi như thế nào? Chị Nguyễn Thị Thanh Hiền: Thực hiện Kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc “tổ chức chương trình Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016 - 2021” và chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc “phát động phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh”; Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn cũng mong muốn phát động phong trào khởi nghiệp trong thanh niên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp cho thanh niên trên địa bàn tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng Khởi nghiệp” tỉnh Đồng Nai lần thứ I năm 2017. Đây là lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Cuộc thi liên quan đến Ý tưởng Khởi nghiệp; Đối tượng tham gia là đoàn viên, hội viên, thanh niên trên địa bàn các huyện, thị, thành phố Biên Hòa; thành viên các CLB, tổ chức thành viên trực thuộc Hội LHTN Việt Nam tỉnh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng; các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiệu trưởng - TS. Phan Ngọc Sơn (giữa) rất quan tâm đến các ý tưởng của Nhà trường BBT: Với vai trò là Trưởng ban tổ chức của cuộc thi, sau vòng sơ loại, chị đánh giá như thế nào về số lượng, chất lượng các ý tưởng tham gia cuộc thi? Có đáp ứng được kỳ vọng của Ban tổ chức? Chị Nguyễn Thị Thanh Hiền: Đây là lần đầu tiên các bạn đoàn viên, thanh niên tham gia một cuộc thi ở quy mô cấp tỉnh, do đó mặc dù Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức nhưng số lượng tham gia thi cũng còn hạn chế hơn mong đợi của Ban Tổ chức. Tuy nhiên về chất lượng của các bài dự thi phải nói là rất tốt, mang tính ứng dụng thực tế cao và có nhiều ý tưởng khởi nghiệp được Ban Giám khảo đánh giá rất cao BBT: Đã có bao nhiêu ý tưởng lọt vào vòng bán kết? Chị ấn tượng với những ý tưởng thuộc lĩnh vực nào? Chị Nguyễn Thị Thanh Hiền: Qua vòng sơ loại, Ban Tổ chức Cuộc thi đã chọn ra được 18 ý tưởng có chất lượng cao nhất vào vòng bán kết. Bản thân tôi ấn tượng với nhóm lĩnh vực bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nhất vì nó không chỉ thể hiện đây là những ý tưởng có thể ứng dụng vào kinh doanh mà còn thể hiện vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ môi trường sống BBT: Thưa chị! Vòng Bán kết của cuộc thi sắp diễn ra, Ban tổ chức có điều chỉnh gì về khâu tổ chức ở vòng này? Chị Nguyễn Thị Thanh Hiền: Điểm đặc biệt của Vòng bán kết là bên cạnh việc tiếp tục các phần thi theo Thể lệ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn còn tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp nhằm giúp hỗ trợ và hoàn thiện các ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp cho các tác giả tham dự Vòng Bán kết. Nội dung đào tạo: hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh; những vấn đề về thị trường và maketing trong khởi sự doanh nghiệp; tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp; kỹ năng trình bày và thuyết phục nhà đầu tư. Sau khóa bồi dưỡng, các tác giả tự viết mô tả Dự án của mình, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ đăng dự án trên trang Fanpage Thanh niên Đồng Nai "Sáng tạo khởi nghiệp". Trong thời gian từ 08h00 ngày 10/6 đến 08h00 ngày 20/6/2017; các tác giả kêu gọi các lượt thích (like) và chia sẻ (share) của cộng đồng mạng cho trạng thái (status) Dự án của mình. Đây là một kênh thực tập cho việc kêu gọi vốn đầu tư thực tế sau này. BBT: Cảm ơn chị đã dành thời gian trả lời phỏng vấn. Chúc cho vòng bán kết cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp” thành công tốt đẹp./. BBT - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtCuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Nếu giáo dục đại học dừng lại ở hiện tại sẽ trở nên lạc lỏng trong thế giới cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật (IOT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành sâu rộng... Giáo dục trước thách thức cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục nhất là giáo dục đại học. Với những thay đổi chóng mặt của các thiết bị thông minh sẽ tạo ra những hình thức đào tạo trực tuyến. Những hình thức đào tạo này, cho tới nay chưa thay thế được mô hình đào tạo truyền thống, song nó đang đặt ra những thách thức với Đại học truyền thống. "Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện hình thức kết hợp giữa mô hình Đại học truyền thống và phương thức đào tạo trực tuyến. Trước đây sinh viên học ở trường và về nhà để làm bài tập. Bây giờ ngược lại, kiến thức thầy giáo dạy, học trò học sẽ học ở nhà theo hình thức trực tuyến. Sinh viên đến lớp chỉ để học cái mà ở nhà họ không học được"1 . Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra có thể làm giãn rộng khoảng cách này bởi chất xám sẽ ngày càng quan trọng hơn, lao động giản đơn không còn cần thiết nữa. QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN THẾ GIỚI2 Ngành giáo dục được các nhà khoa học xem là ngành tương đối an toàn cũng sẽ phải thay đổi nhiều. Song trước hết phải hướng vào nhóm ngành nghề có tính sáng tạo cao và người học có khả năng nhạy bén thích nghi với sự thay đổi. Hệ thống học online ngày càng được thịnh hành, nó là khởi đầu cho việc thu thập big data đặc biệt quan trọng. Khi tích tụ đạt được lượng data đủ lớn về cá nhân người học (thời lượng học, phương pháp, lộ trình đào tạo, mức độ tương tác, kết quả học tập…) trên cơ sở đó, thuật toán Machine learning sẽ không khó đưa ra một phương pháp giáo dục tốt nhất cho từng học sinh, với lộ trình tối ưu cá nhân hóa phương pháp học tập mà ngay cả giáo viên tốt nhất cũng không bằng được. Như vậy, ngành giáo dục dừng lại ở hiện tại sẽ trở nên lạc lõng trong thế giới cách mạng công nghiệp. Đại học Công nghệ Đồng Nai hướng tới các nhóm ngành nghề có tính sáng tạo cao. Nhà trường đã lựa chọn một số ngành nghề có tính chất cốt lõi, tập trung đầu tư vào những ngành này để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của nhà trường. Xây dựng đề án phát triển tổng thể với các dự án để tập trung đầu tư, cùng phối hợp đào tạo các chuyên ngành này với các trường công nghệ trong cả nước và thế giới, mạnh dạn tiến tới cơ chế tự chủ hoàn toàn. Và, luôn khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo của mình. Nếu chúng ta không có chất lượng, thì người học cũng không chịu vào học. Ngược lại, nếu trường được đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo tốt thì vẫn sẽ rất thu hút người học. Tuy nhiên, bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo. Nền tảng của cuộc cách mạng này là điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử viễn thông. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này thì nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành nghiên cứu sẽ tăng, vì vậy nhà trường cần phải có sự chuẩn bị để dịch chuyển trong cơ cấu đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu. Ưu tiên nguồn lực để triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí. TS. Bùi Quang Xuân - Giảng viên Khoa quản trị chia sẻ tại buổi họp triển khai nội dung cuộc Cách mạng 4.0 tại DNTU Các chương trình cần có tính liên ngành, hướng tới đào tạo ngành rộng để sinh viên có kiến thức nền tảng, có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau chứ không phải đào tạo chuyên sâu như trước đây. Và nhà trường phải hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo và nghiên cứu. DNTU đang nỗ lực xây dựng thương hiệu để thu hút người học. Trong thời gian qua, Trường luôn tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng tốt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Với sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, địa phương và các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước, nhà trường đã đào tạo có chất lượng và đúng hướng hơn, khắc phục tối đa tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, do định hướng chưa đúng hoặc do chất lượng sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Có thể khẳng định chắc chắn: “Có khát vọng và niềm tin, dám chấp nhận thách thức, nắm chắc cơ hội, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Bùi Quang Xuân - Khoa Quản trị TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Phạm Ly [2] Nguồn: The Economist 1. Cách mạng công nghệ 4.0 đảo lộn tất cả. Tuổi trẻ cuối tuần ngày 26/2/2017 2. Khoảnh khắc sự thật ở Muy nich. Tuổi trẻ cuối tuần ngày 26/2/2017 3. Dạy nghề trong thời cách mạng trí tuệ nhân tạo. Tuổi trẻ cuối tuần 14/4/2017 4. Các mạng khoa học kỹ thuật và chủ nghĩa tư bản. (Mạng) 5. Nguyễn Đình Đức: Nhận diện CMCN lần 4. Cơ hội thách thức với Việt Nam
Xem chi tiếtNgày 05/06/2017 Ban tổ chức cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp” đã công bố danh sách 18 ý tưởng lọt vào vòng bán kết của cuộc thi. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là một trong những trường có nhiều thí sinh lọt vào vòng bán kết nhất với 5 ý tưởng. Vòng bán kết cuộc thi sẽ được chia thành 2 phần: Thực tập huy động vốn và Viết dự án kinh doanh hoàn chỉnh. Tác giả của 18 ý tưởng sẽ viết một bản tóm tắt mô tả về dự án của mình. Bản mô tả dự án sẽ được đăng tải trên trang Fanpage Thanh niên Đồng Nai “Sáng tạo khởi nghiệp”. Link fanpage: https://www.facebook.com/1425858114133271/photos/pcb.1480453412007074/1480453302007085/?type=3&theater Bắt đầu từ 08h00 ngày 05/7/2017 đến 8h00 ngày 20/7/2017 mỗi lượt thích (like) và chia sẻ (share) cho trạng thái (status) của các dự án tham gia chương trình đều được tính như một nhà đầu tư góp vốn cho dự án. Để cùng đồng hành với những thí sinh của Đại học Công nghệ Đồng Nai, tất cả chúng ta hãy like và share cho các dự án. Chúc cho các ý tưởng của Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ còn tiến xa hơn trong cuộc thi này. 5 ý tưởng của các các tác giả đến từ trường Đại học Công nghệ Đồng Nai bao gồm. Sử dụng hệ thống “Happy Seed” trong nông nghiệp Sản xuất dầu béo từ hạt chùm ngây phục vụ mỹ phẩm, được và thực phẩm Sản xuất Giò lụa sạch Thành lập trại thực dưỡng Sản xuất nấm linh chi đỏ làm thực phẩm chức năng Phạm Thành Đông Đô - 16DTH1
Xem chi tiếtTrường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang hun đúc tinh thần sáng tạo kỹ thuật cho sinh viên, giúp sinh viên có động lực, tự tin trở thành những chủ doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trong tương lai từ cuộc thi “Sáng tạo Kỹ thuật”. Sáng ngày 13/6/2017 tại Phòng họp 4 - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Ban tổ chức cuộc thi “Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ I” đã tiến hành chấm các đề tài lọt vào vòng thi chung kết. Tuy là lần đầu tiên tổ chức, nhưng ngay từ khi bắt đầu phát động cuộc thi, đã có trên 50 đề tài của sinh viên đăng ký tham dự. Trải qua vòng sơ loại và bán kết, Ban tổ chức đã chọn ra 10 đề tài sáng tạo xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết. Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật lần thứ I” của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhằm giúp sinh viên thay đổi suy nghĩ, mang tới cơ hội thuận lợi để mỗi cá nhân tham gia đóng góp công sức, trí tuệ vào việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, học tập, sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm lao động. Đặc biệt, từ các dự án sáng tạo khả thi của mình, sinh viên có thể tạo ra được nhiều việc làm cho cộng đồng. TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trường cùng hội đồng Ban giám khảo đánh giá các đề tài tại cuộc thi Tiến sĩ Đặng Kim Triết - Viện trưởng viện Nghiên cứu và Ứng dụng KHCN cho biết: “Cuộc thi đã và đang tạo ra niềm hứng khởi, khơi dậy khát vọng cho sinh viên trong phong trào sáng tạo kỹ thuật”. Tiến sĩ Đặng Kim Triết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống, xã hội. Cuộc thi là cơ hội tốt để khích lệ các em sinh viên trong toàn trường tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo và phát huy năng lực của mình. TS. Đặng Kim Triết - Viện trưởng viện Nghiên cứu và Ứng dụng KHCN phát biểu tại cuộc thi Cuộc thi được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp. Ban tổ chức đánh giá các đề tài dự thi đều có chất lượng tốt, phục vụ trực tiếp cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên, tuy nhiên vẫn còn thiếu những đề tài phục vụ cho doanh nghiệp và cộng đồng. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đề tài “Hệ thống trồng rau thủy canh trong nhà kính thông minh” của nhóm tác giả Vũ Phan Trường An, sinh viên lớp 13DĐT1 khoa Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng. Giải nhì thuộc về “Bộ dụng cụ và máy móc phục vụ đề tài tốt nghiệp” của nhóm tác giả Nguyễn Đại Dệ, sinh viên lớp 13DTP2 khoa Thực phẩm - Môi trường và Điều dưỡng. Giải ba thuộc về đề tài “Phương pháp cải thiện phát âm trong tiếng Anh” của tác giả Mai Hoàng Quyên, sinh viên lớp 14DTA1 thuộc khoa Ngoại ngữ. Sinh viên trình bày đề tài trước hội đồng Ban giám khảo Theo thông tin từ Ban tổ chức, ngoài giấy chứng nhận, sinh viên đạt giải của cuộc thi sẽ được nhận được nhiều giải thưởng lớn vào ngày khai giảng năm học 2017 - 2018 (dự kiến ngày 3/10/2017). Ngoài ra, sinh viên đoạt giải cao còn có cơ hội tham gia các cuộc thi sáng tạo có quy mô lớn hơn. Từ đó, có thêm nhiều cơ hội để nhận kinh phí tài trợ triển khai dự án từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtCuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đồng Nai là sân chơi bổ ích cho các em học sinh có đam mê nghiên cứu khoa học, là nơi ươm mầm tài năng trẻ. Từ sân chơi này, các bạn trẻ được giao lưu, trao đổi và tiếp cận nhiều kiến thức quan trọng về học thuật, nghiên cứu, sáng tạo. Những hoạt động sôi nổi của các cuộc thi thu hút hàng ngàn lượt bạn trẻ tham gia đã chứng minh sức lan tỏa của những sân chơi khoa học trẻ và sự năng động, sức sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu của các bạn trẻ ngày nay. Từ cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng được tổ chức hàng năm, nhiều học sinh, trong đó có cả các em đang học tiểu học hay trung học cơ sở, đã có nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo có tính ứng dụng cao. Ngoài vận dụng kiến thức được học trên lớp, các em còn biết tìm tòi và triển khai các ý tưởng nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà khoa học để thực hiện ý tưởng. Đã có nhiều tài năng trẻ được phát hiện, nhiều đề tài được công nhận tác quyền và được các doanh nghiệp mua tác quyền. Sáng ngày 04/07/2017, ông Vi Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đồng Nai, đơn vị tổ chức cuộc thi, đầy tự hào khi kể với chúng tôi về những kết quả đã đạt được của các em trong những năm qua. Để duy trì những thành tích này và mong muốn đạt được kết qua cao hơn trong cuộc thi toàn quốc sắp tới, ông Vi Văn Vũ đã liên hệ với trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đề nghị hỗ trợ Hội liên hiệp KHKT tỉnh Đồng Nai hoàn thành sản phẩm cho tất cả các đề tài học sinh đạt giải tỉnh để chuẩn bị cho kỳ thi toàn quốc. TS.Lưu Hồng Quân - Trưởng khoa Điện - Điện tử - CK và XD, cho biết: “Nhóm hỗ trợ của DNTU sẽ hỗ trợ 5 đề tài do khoa Điện phụ trách và 2 đề tài do khoa Công nghệ Thông tin. Phía nhóm đại diện đang tích cực thiết kế lại các mô hình để đạt được các tiêu chí, thông số về kỹ thuật, để tạo ra các sản phẩm đúng from và ý tưởng để chuẩn bị cho các em dự thi. Các đề tài này dự tính ngày 13/7/2017 sẽ hoàn thành sản phẩm. Ngày 14/7/2017 sẽ thực hiện quay các video, các cuốn báo cáo để gửi cho BTC cuộc thi sáng tạo toàn quốc”. Sinh viên DNTU với sản phầm "xe lăn thông minh" đã giành giải nhất cuộc thi Nhà Sáng Tạo Việt Nam với Intel Galileo và Edison 2016 Ông Vi Văn Vũ cũng chia sẻ: “Số lượng đề tài tham gia Cuộc thi năm nay gia tăng mạnh mẽ so với các năm trước. Chất lượng các đề tài tham gia chuyển biến rõ nét. Nhiều tác giả, nhóm tác giả đã có sự đầu tư công sức nghiên cứu nghiêm túc, thuyết minh rõ ràng, mô hình đẹp, mới, giàu tính sáng tạo và khả năng ứng dụng”. Học sinh với các đề tài tham gia tại hội thi Những năm gần đây, phong trào nghiên cứu, sáng tạo của học sinh, sinh viên tỉnh Đồng Nai diễn ra sôi nổi. Hàng năm, tỉnh đoàn tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động như Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi, Hội thi Tin học trẻ, Cuộc thi thắp sáng ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp,... Các hoạt động này đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của thanh thiếu nhi thành phố phát triển mạnh mẽ. Những hoạt động này được xem là động lực thúc đẩy tinh thần đam mê nghiên cứu, sáng tạo trẻ, góp phần ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống. Điều đáng ghi nhận là nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức các cuộc thi cấp thị xã, huyện, thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ những vòng thi này, phong trào sáng tạo đã được lan rộng hơn tới học sinh các trường. Nhiều câu lạc bộ nhà khoa học trẻ, câu lạc bộ thiên văn… cũng lần lượt ra đời, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, tạo thêm sân chơi, môi trường giao lưu, học hỏi cho các em học sinh đam mê nghiên cứu khoa học... Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ luôn đồng hành cùng các cuộc thi, đồng hành cùng các bạn học sinh trong suốt chặng đường của mỗi cuộc thi. Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtTối ngày 2/8/2017, đêm Chung kết cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ I năm 2017, do Tỉnh đoàn Đồng Nai và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Golden Lotus - TP Biên Hòa. Tham dự đêm Chung kết có các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cùng hơn 300 thí sinh và đông đảo khán giả. Trải qua hai vòng thi sơ khảo, bán kết, từ 114 ý tưởng đăng ký dự thi, Ban tổ chức đã chọn ra 10 ý tưởng xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết. Trong đó, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có tới 5 ý tưởng, là đơn vị có có nhiều ý tưởng xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết. Đại diện lãnh đạo Trung ương Đoàn, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cùng đông đảo khán giả đến dự vòng chung kết "Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp" 10 ý tưởng của đêm Chung kết bao gồm các lĩnh vực: khoa học - kỹ thuật; công nghệ thực phẩm; dịch vụ; sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường. Các tác giả và nhóm tác giả đã thuyết trình về ý tưởng của mình trước Hội đồng giám khảo và nhận được những góp ý về chuyên môn từ Hội đồng giám khảo. Hình ảnh một số sản phẩm và báo cáo đề tài của các tác giả của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Sau phần thuyết trình cho ý tưởng “Chả lụa sạch” - một trong những ý tưởng được Hội đồng giám khảo đánh giá cao - cô Trần Thị Hà - Giảng viên khoa Thực phẩm - Môi trường và Điều dưỡng - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai - tác giả của ý tưởng, đã chia sẻ với phóng viên Đài truyền hình Đồng Nai: “Đến với cuộc thi tôi muốn giới thiệu cho tất cả mọi người biết đến sản phẩm “chả lụa sạch” của tôi, đây là “tâm huyết” và cũng là sản phẩm của chính ngành nghề của mình. Hiện tôi đang công tác tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được 6 năm. Môi trường công tác đã tạo động lực để tôi tự tin tham gia cuộc thi này. Hơn nữa, đến với cuộc thi tôi cũng mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư để tôi có thể sản xuất khi lượng đặt hàng lên đến hàng tạ/ngày. Tuy nhiên, nếu không được đầu tư vốn, tôi vẫn phát triển sản phẩm của mình, để mang đến cho mọi người sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Nguồn nguyên liệu của tôi luôn có nguồn gốc rõ ràng. Hơn thế, cách đây 05 ngày, tôi cũng đã ký cam kết với 1 trại nuôi heo tại Trảng Bom với yêu cầu phải cho heo ăn bằng cám gạo, bắp, không cho ăn thuốc tăng trưởng. Sắp tới tôi sẽ tạo ra một hệ thống khép kín về sản phẩm“Chả lụa sạch” và cam kết đảm bảo 100% chất lượng”. Cô Trần Thị Hà - Giảng viên DNTU với đề tại "Chả lụa sạch" tại cuộc thi Hội đồng Ban giám khảo đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm "Chả lụa sạch" Hội đồng Ban giám khảo đã đưa ra rất nhiều đánh giá và tư vấn để ý tưởng có thể được triển khai thực tế Cuộc thi đã góp phần khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Đồng thời đây là cơ hội giao lưu, thảo luận, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà đầu tư, các bạn sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp và các doanh nhân sẵn sàng hợp tác để đưa các sản phẩm, ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Hội đồng Ban giám khảo chụp hình lưu niệm cùng tác giả các ý tưởng tại cuộc thi Vòng chung kết đã khép lại nhưng chưa có giải thưởng nào được trao bởi các ý tưởng đều quá xuất sắc. Hội đồng giám khảo đã thông báo sẽ cân nhắc, thảo luận kỹ càng và chính thức trao giải vào tháng 9 năm 2017. Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiết