Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Nếu giáo dục đại học dừng lại ở hiện tại sẽ trở nên lạc lỏng trong thế giới cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa, đây là xu hướng phát triển của thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Internet ra đời và phổ cập) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật (IOT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành sâu rộng...
Giáo dục trước thách thức cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục nhất là giáo dục đại học. Với những thay đổi chóng mặt của các thiết bị thông minh sẽ tạo ra những hình thức đào tạo trực tuyến. Những hình thức đào tạo này, cho tới nay chưa thay thế được mô hình đào tạo truyền thống, song nó đang đặt ra những thách thức với Đại học truyền thống. "Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện hình thức kết hợp giữa mô hình Đại học truyền thống và phương thức đào tạo trực tuyến. Trước đây sinh viên học ở trường và về nhà để làm bài tập. Bây giờ ngược lại, kiến thức thầy giáo dạy, học trò học sẽ học ở nhà theo hình thức trực tuyến. Sinh viên đến lớp chỉ để học cái mà ở nhà họ không học được"1 . Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra có thể làm giãn rộng khoảng cách này bởi chất xám sẽ ngày càng quan trọng hơn, lao động giản đơn không còn cần thiết nữa.
QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN THẾ GIỚI2
Ngành giáo dục được các nhà khoa học xem là ngành tương đối an toàn cũng sẽ phải thay đổi nhiều. Song trước hết phải hướng vào nhóm ngành nghề có tính sáng tạo cao và người học có khả năng nhạy bén thích nghi với sự thay đổi.
Hệ thống học online ngày càng được thịnh hành, nó là khởi đầu cho việc thu thập big data đặc biệt quan trọng. Khi tích tụ đạt được lượng data đủ lớn về cá nhân người học (thời lượng học, phương pháp, lộ trình đào tạo, mức độ tương tác, kết quả học tập…) trên cơ sở đó, thuật toán Machine learning sẽ không khó đưa ra một phương pháp giáo dục tốt nhất cho từng học sinh, với lộ trình tối ưu cá nhân hóa phương pháp học tập mà ngay cả giáo viên tốt nhất cũng không bằng được. Như vậy, ngành giáo dục dừng lại ở hiện tại sẽ trở nên lạc lõng trong thế giới cách mạng công nghiệp.
Đại học Công nghệ Đồng Nai hướng tới các nhóm ngành nghề có tính sáng tạo cao.
Nhà trường đã lựa chọn một số ngành nghề có tính chất cốt lõi, tập trung đầu tư vào những ngành này để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của nhà trường. Xây dựng đề án phát triển tổng thể với các dự án để tập trung đầu tư, cùng phối hợp đào tạo các chuyên ngành này với các trường công nghệ trong cả nước và thế giới, mạnh dạn tiến tới cơ chế tự chủ hoàn toàn. Và, luôn khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo của mình. Nếu chúng ta không có chất lượng, thì người học cũng không chịu vào học. Ngược lại, nếu trường được đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo tốt thì vẫn sẽ rất thu hút người học.
Tuy nhiên, bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo. Nền tảng của cuộc cách mạng này là điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử viễn thông. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này thì nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành nghiên cứu sẽ tăng, vì vậy nhà trường cần phải có sự chuẩn bị để dịch chuyển trong cơ cấu đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu. Ưu tiên nguồn lực để triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí.
TS. Bùi Quang Xuân - Giảng viên Khoa quản trị chia sẻ tại buổi họp triển khai nội dung cuộc Cách mạng 4.0 tại DNTU
Các chương trình cần có tính liên ngành, hướng tới đào tạo ngành rộng để sinh viên có kiến thức nền tảng, có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau chứ không phải đào tạo chuyên sâu như trước đây. Và nhà trường phải hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo và nghiên cứu.
DNTU đang nỗ lực xây dựng thương hiệu để thu hút người học. Trong thời gian qua, Trường luôn tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng tốt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Với sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, địa phương và các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước, nhà trường đã đào tạo có chất lượng và đúng hướng hơn, khắc phục tối đa tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, do định hướng chưa đúng hoặc do chất lượng sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
Có thể khẳng định chắc chắn: “Có khát vọng và niềm tin, dám chấp nhận thách thức, nắm chắc cơ hội, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Bùi Quang Xuân - Khoa Quản trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Phạm Ly
[2] Nguồn: The Economist
1. Cách mạng công nghệ 4.0 đảo lộn tất cả. Tuổi trẻ cuối tuần ngày 26/2/2017
2. Khoảnh khắc sự thật ở Muy nich. Tuổi trẻ cuối tuần ngày 26/2/2017
3. Dạy nghề trong thời cách mạng trí tuệ nhân tạo. Tuổi trẻ cuối tuần 14/4/2017
4. Các mạng khoa học kỹ thuật và chủ nghĩa tư bản. (Mạng)
5. Nguyễn Đình Đức: Nhận diện CMCN lần 4. Cơ hội thách thức với Việt Nam