Đưa đại học vào nề nếp

TT - Đẩy mạnh giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm nhưng kiểm soát chặt chất lượng là những bước đi tiếp theo mà Bộ GD - ĐT sẽ thực hiện trong năm 2012.

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đạt giải nhì giải quần vợt người giáo viên nhân dân toàn quốc lần thứ 4

Sáng ngày 04/01/2012, tại Làng thể thao Tuyên Sơn thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ khai mạc “Giải quần vợt người giáo viên nhân dân toàn quốc lần thứ IV - Cúp Sông Hàn Đà Nẵng - Năm 2011” Giải quần vợt “Người giáo viên nhân dân” Toàn quốc là một hoạt động truyền thống do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam phối hợp với đơn vị đăng cai tổ chức thường niên hàng năm. giải lần thứ IV này quy tụ được gần 400 vận động viên của 32 đoàn đại diện cho phong trào quần vợt của cán bộ, giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền đất nước tham dự Đến với giải lần này các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở các nội dung: Nội dung thi đấu thứ nhất: Đôi nam, đôi nam nữ gồm 4 nhóm tuổi: 30 tuổi trở xuống, 31 đến 40  tuổi, 41 đến 50 tuổi, 51 đến 60 tuổi; Nội dung thi đấu thứ 2: Đôi nữ: gồm 2 nhóm tuổi - 35 tuổi trở xuống và 36 tuổi trở lên; Nội dung thi đấu thứ 3: Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ dành cho cán bộ quản lý gồm 2 nhóm tuổi 50 tuổi trở xuống và 51 tuổi trở lên. Đại diện tham gia giải quần vợt trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có ThS. Phan Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT cùng KS. Phan Thị Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng tham gia thi đấu. Nằm trong nội dung thi đấu thứ ba Sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, nhiệt tình và quyết liệt, chiều 8/1/2012 Giải quần vợt Người giáo viên nhân dân toàn quốc lần thứ IV - Cúp Sông Hàn Đà Nẵng năm 2011 đã bế mạc. Kết thúc giải Ban tổ chức đã trao tổng cộng 60 giải thưởng cho các tập thể, cá nhân. Trong đó, ThS. Phan Ngọc Sơn Chủ tịch HĐQT cùng KS. Phan Thị Kim Hồng đạt giải nhì đôi nam nữ lãnh đạo trên 51 tuổi. Hình ảnh trước giờ thi đấu ThS. Phan Ngọc Sơn CTHĐQT, KS. Phan Thị Kim Hồng Phó Hiệu trưởng (bên trái) cùng với lãnh đạo trường Đại học Nông nghiệp  (bên phải) trong trận bán kết ThS. Phan Ngọc Sơn CTHĐQT, KS. Phan Thị Kim Hồng Phó Hiệu trưởng (bên trái) cùng với lãnh đạo trường Đại học SPTDTTHCM  (bên phải) tham gia trận chung kết  

Xem chi tiết
Hội thao toàn trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Trong những ngày vừa qua, hội thao toàn trường đã được diễn ra liên tục và sôi động cùng với sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên trong trường. Các tiết mục tham gia hội thao gồm có Hội trại truyền thống với 25 trại sinh, giao lưu văn nghệ có 30 tiết mục tham gia, các trò chơi dân gian như (Nhảy bao bố, ngậm nước đổ vào chai, bịt mắt đập niêu, đạp bong bóng…), các môn thi đấu thể dục thể thao với sự tham gia của hơn 1000 sinh viên Đến với trường Đại học Công nghệ Đồng Nai trong 2 ngày 7, 8/1/2012 vừa qua, chúng ta sẽ nhận thấy một không khí náo nhiệt, trẻ trung, sôi nổi… đang lan toả khắp toàn trường. bình dương nhận thấy các bạn sinh viên hăng say chuẩn bị những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho buổi khai mạc hội thao, các đội tham gia hội thao thể hiện sự khéo léo, tinh tế của đội mình qua từng tiết mục. Với sức trẻ, sự sáng tạo, cùng với tinh thần giao lưu học hỏi…Các bạn sinh viên của trường đã đưa khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hội trại truyền thống của các đội  cho mọi người thấy sự năng động sáng tạo trong cách trang trí, các tiết mục văn nghệ thu hút khán giả với những các thể loại đa dạng và phong phú, bộ trang phục truyền thống, những bài hát dân ca, … Theo ông ThS. Phan Ngọc Sơn CTHĐQT cho rằng:  Hội thao toàn trường nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho cán bộ, học sinh, sinh viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần cho Cán bộ, học sinh, sinh viên. Hình ảnh hội thao      

Xem chi tiết
Sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai hào hứng công tác chuẩn bị hội thao toàn trường

Ngày 07/01, sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai với tinh thần hào hứng, sôi nổi, nhiệt tình tham gia công tác chuẩn bị cho hội thao toàn trường. Để chào mừng ngày Học sinh, sinh viên ngày 09/01/2012 và kỷ niệm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/2012 Các đội tham gia tranh tài nỗ lực thể hiện sự khéo léo,  sáng tạo của đội mình qua từng công đoạn chuẩn bị hội trại, tập dượt  văn nghệ … trung tâm thấy các bạn sinh viên không quản thời tiết nắng nóng. Một số hình ảnh của sinh viên trong công tác chuẩn bị

Xem chi tiết
Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức giải bóng đá mini sinh viên tỉnh Đồng Nai

Khu thể thao giải trí của trường có diện tích 15.000m2, có sân chơi bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, sân bóng đá cỏ nhân tạo dành cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường giải trí sau những giờ làm, và giờ học căng thẳng. với điều kiện thuận lợi về khu thể thao giải trí, ngày 03/01, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 62 ngày truyền thống Học sinh – Sinh viên (09/01/1950-09/01/2012). Ban chấp hành Đoàn trường Đại học Công nghệ Đồng Nai phối hợp với 1 số trường Cao đẳng, Đại học tổ chức giải bóng đá mini sinh viên tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất – năm 2012. Sinh viên các trường tham gia giải bóng đá gồm có trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, Đại học Đồng Nai, Đại học Lạc Hồng, Đại học Lâm nghiệp (cơ sở Trảng Bom), Cao đẳng Mỹ thuật trang trí, Cao đẳng quản trị & Sonadezi, Cao đẳng Y tế Đồng Nai. Qua giải bóng đá này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có cơ hội học hỏi, trao đổi hiểu biết, học tập , giúp đỡ lẫn nhau giữa các trường. Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể, qua đó tuyển chọn các Vận động viên xuất sắc thành lập đội tuyển bóng đá nam của trường tham dự giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Hình ảnh trong buổi lễ khai mạc bóng đá  

Xem chi tiết
Dành 310.000 chỉ tiêu hệ đại học

Đó là con số được đưa ra tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2012 do Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tổ chức sáng 24-12. Và ngành giáo dục cũng giống như nhiều bộ ngành khác đã phải nhìn nhận “tăng nóng thì phải trả giá” và “đến lúc cần tái cấu trúc để nâng chất lượng”, như lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại hội nghị. Khi giải thích về định hướng giảm mức tăng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường để giữ chất lượng, ông Luận thừa nhận những năm qua “năm nào cũng tăng 10% chỉ tiêu, quy mô đào tạo phát triển quá nhanh”. trong khi con số đưa ra tại hội nghị cho thấy xét tiêu chí diện tích đất của các trường, nếu tính bình quân 25m2/sinh viên thì hiện mới chỉ có 9/38 trường ĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT đạt yêu cầu khi lên kế hoạch xin chỉ tiêu. Chấm dứt “khai man giảng viên” Ông Bùi Hồng Quang, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD-ĐT), khẳng định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 của các trường ĐH, CĐ sẽ do các trường tự xác định, căn cứ vào hai tiêu chí: số sinh viên/giảng viên và diện tích sàn xây dựng/sinh viên. Nhưng khác với năm trước, quy mô sinh viên sẽ chỉ tính số sinh viên chính quy, số giảng viên sẽ chỉ tính giảng viên cơ hữu. Các năm trước, để đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giảng viên tương ứng với mức chỉ tiêu đề xuất, nhiều trường công bố cả danh sách giảng viên thỉnh giảng, trong đó có những giảng viên thỉnh giảng thuộc diện “đánh trống, ghi tên” mà không thực giảng tại trường. Quy định mới sẽ chấm dứt tình trạng “khai man” này. Ông Quang cũng cho biết dù còn có nhiều ý kiến trái chiều nhưng Bộ GD-ĐT kiên quyết áp dụng quy định “các trường ĐH không đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)” và chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông chỉ được xác định bằng 50% so với tổng chỉ tiêu hệ chính quy của mỗi trường. Thí sinh nộp hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Nhóm ngành kinh tế - tài chính luôn thu hút thí sinh. Xin nới chỉ tiêu vì thiếu kinh phí Ông Đinh Xuân Khoa, hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, cho rằng việc giảm chỉ tiêu đột ngột sẽ khiến các trường gặp khó khăn về kinh phí hoạt động. Ông Khoa dẫn giải: mỗi năm lương chi cho cán bộ giảng viên phải tăng hơn năm trước, chưa kể rất nhiều chi phí khác, trong khi ngân sách cho trường thì thấp. Năm 2010-2011, trường bị cắt giảm 1.000 chỉ tiêu đào tạo tại chức, khó khăn về kinh phí nên trường cũng phải cắt giảm rất nhiều chương trình, không dám cử cán bộ, giảng viên đi dự hội thảo, hội nghị, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi... Vì thế, đề nghị Bộ GD-ĐT không áp quy định cứng, giữ cho các trường ổn định chỉ tiêu chính quy và giảm từ từ đối với hệ không chính quy. Đồng ý với những chủ trương nhằm đẩy chất lượng đào tạo của Bộ GD-ĐT nhưng bà Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng nên phân bố chỉ tiêu theo ngành, nhất là ở mảng đào tạo không chính quy, vì có những ngành cần mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu nhân lực, trong khi có những ngành nên thu hẹp lại. Nếu bộ chỉ xem xét trên tổng chỉ tiêu của cả trường để cắt, giảm chỉ tiêu sẽ có những bất cập. Đây là việc các trường phải chủ động cân đối nhưng Bộ GD-ĐT cũng cần mềm dẻo trong quản lý. Ông Trần Văn Nam, giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề xuất: nếu chỉ tiêu do các trường xác định không vượt quá mức so với điều kiện hiện có thì Bộ GD-ĐT cũng nên xử lý linh hoạt để các trường có thể giữ ổn định chỉ tiêu hệ chính quy. Trao đổi lại với những trường “xin nới chỉ tiêu”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Khi số lượng và chất lượng không song hành thì phải ưu tiên cho chất lượng. Việc tăng quy mô quá nhanh khiến chất lượng bất ổn. Trên thực tế, có những tỉnh tuyên bố nói không với bằng tốt nghiệp tại chức, bằng tốt nghiệp trường ngoài công lập. Xét ở khía cạnh pháp lý thì họ không đúng, nhưng ngành GD-ĐT cũng không thể bám víu vào quy định pháp luật để phê phán, mà phải nghiêm túc xem lại chất lượng sản phẩm của mình. Vì thế, việc “giảm hoặc không tăng chỉ tiêu tuyển sinh” là một trong những giải pháp để tập trung giải quyết bài toán chất lượng”. Ông Luận nói thêm: quy định mới không cho các trường ĐH tuyển sinh hệ TCCN là việc “sửa sai sau một thời gian dài làm sai luật”. Sai sót này khiến hệ thống trường TCCN không phát triển được, nhiều trường TCCN phải lo nâng cấp lên CĐ, ĐH để tồn tại. Ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng sẽ có chỉ tiêu chiếm 32% Hệ ĐH chính quy toàn ngành dự kiến có 310.000 chỉ tiêu (năm 2011 là 292.780 chỉ tiêu), trong đó khối trường trực thuộc Bộ GD-ĐT là 130.000 (bằng 105% so với năm 2011). Riêng khối sư phạm, chỉ tiêu hệ chính quy giảm gần 5% so với năm 2011 (tính toàn ngành) và giảm gần 28% (khối trường thuộc Bộ GD-ĐT). Tương tự, ở hệ vừa học vừa làm, liên thông, chỉ tiêu năm 2012 cũng giảm gần 7% (toàn ngành) và giảm trên 30% (khối trường thuộc bộ). Ở bậc CĐ, chỉ tiêu hệ chính quy năm tới vẫn tăng 6%, hệ vừa học vừa làm, liên thông tăng 49,4% (toàn ngành). Bậc TCCN hệ chính quy, tính toàn ngành thì ổn định so với năm trước nhưng ở khối trường thuộc Bộ GD-ĐT giảm mạnh (bằng 69,9% so với năm 2011). Tính theo nhóm ngành đào tạo thì ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng sẽ có chỉ tiêu chiếm 32% so với tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2012, cao nhất trong các khối ngành. Tiếp đến, ngành kỹ thuật công nghệ chiếm 30%, ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngành sư phạm chỉ chiếm 9,5% và 9%, các ngành nghệ thuật, TDTT, y dược, nông lâm ngư chiếm từ 5-7,5%.

Xem chi tiết
Kỷ niệm 65 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2011).

  Gần 8 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói nổi tiếng "ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm", quân và dân đi đến thắng lợi bằng trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954.   Sáng 15/12, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2011), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Lưu trữ Quốc gia) khai mạc gian trưng bày ảnh, t� Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một tuần sau, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ và học không mất tiền. Trong ảnh là lớp học ở thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín, Hà Tây) dùng đèn bằng đĩa dầu lạc. Đội Nhi đồng Cứu quốc Mai Hắc Đế tham gia vận động bầu cử Quốc hội, ngày 5/1/1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với đại diện Pháp Sainteny tại số 4 phố Lê Lai (Hà Nội). Ông Hoàng Minh Giám đọc bản hiệp định. Ngày 2/5/1946, trong lời kêu gọi chống thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bức thư và cảm tưởng của một cụ già 77 tuổi đã biết chữ quốc ngữ. Trước sự lấn lướt của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến". Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam cũng ra mệnh lệnh toàn quốc kháng chiến. Ngày 19/12/1946, pháo đài Láng là nơI bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội, mở đầu ngày toàn quốc kháng chiến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người đang chỉ tay vào bản đồ, thứ ba từ trái sang) báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh (người quay lưng, thứ hai từ tráI sang) kế hoạch phá tan âm mưu của Pháp tấn công Việt Bắc, thu - đông năm 1947. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện thân mật với một đơn vị dân quân và bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng sau chiến dịch biên giới thắng lợi, năm 1950. Quân ta xung phong đoạt khí giới trong chiến dịch Sóc Trăng, tháng 4/1950. Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị cho một đơn vị bộ đội trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng tại hang Nhị Thanh (Lạng Sơn) năm 1950. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận địa ở mặt trận Đông Khê, năm 1950. Bộ đội từ sân bay tiến vào trung tâm Mường Thanh, tháng 4/1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh (bên trái), Phạm Văn Đồng (bên phải), Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội rước ảnh Hồ Chủ tịch đi tuần hành trên những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm giữa tiếng hoan hô vang dội của quân, dân năm 1954.  

Xem chi tiết
Đưa kỹ năng giao tiếp vào trường học

Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) vừa hoàn thành chương trình học phần kỹ năng giao tiếp dành cho học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp với thời lượng 30 tiết. Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Phạm Như Nghệ, kỹ năng giao tiếp là học phần tự chọn thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. mục tiêu là giúp học sinh vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc. Đưa kỹ năng sống vào trường học giúp học sinh giao tiếp tự tin hơn. Ảnh: Hoàng Thùy. Ngoài ra, sau khi hoàn thành môn học, học sinh còn thực hiện được một số kỹ năng như làm quen, lắng nghe, nói trước đám đông, giải quyết xung đột và khắc phục khó khăn trong giao tiếp. Nội dung của học phần kỹ năng giao tiếp bắt đầu từ lý luận chung về kỹ năng giao tiếp, một số kỹ năng và vận dụng chúng để tìm kiếm việc làm. Bộ Giáo dục đề nghị các đơn vị, cá nhân đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo về trụ sở Bộ ở 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội hoặc gửi qua địa chỉ email: nttbinh@moet.edu.vn Hoàng Thùy  

Xem chi tiết
Khoa Công nghệ Hóa - Thực phẩm tổ chức hội thảo cho sinh viên

Để nâng cao khả năng nhận thức thực tế cho sinh viên khoa Công nghệ Hóa - Thực phẩm, ngày 6/12  khoa Công nghệ Hóa - Thực phẩm phối hợp với công ty Yakult tổ chức hội thảo với chuyên đề Probootic và thực phẩm chức năng, do chị Bùi Hà Tuyết Vi và chị Vũ Thủy Tiên phòng khoa học và trợ lý Giám đốc công ty Yakult trình bày. thông qua buổi hội thảo này sinh viên nắm rõ hơn về công dụng, chức năng… của Probootic cũng như cách thức nghiên cứu 1 chuyên đề, mọi thắc mắc của sinh viên về chuyên đề này được giải đáp rõ ràng trong hội thảo.     Một số hình ảnh trong hội thảo  

Xem chi tiết
Vào đại học bằng 5 ngón tay

Khuôn mặt thanh tú, giọng nói trầm ấm nhưng khi mới chào đời, Lê Trường Giang (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã không may mắn có một cơ thể bình thường như những đứa trẻ khác. Mẹ cậu khóc ngất khi thấy con trai mình với hai bàn tay chỉ có 5 ngón, đôi chân teo tóp. Nhưng 19 tuổi, cậu ấy tạo nên cổ tích giữa đời thường khi thi đỗ vào trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) với 21.5 điểm.Chỉ còn cái đầu là bình thường                                      Dù không được như những người bình thường nhưng Giang không hề tự ti về mình Chàng trai 19 tuổi, khuôn mặt khá non và đôi mắt buồn. Mặc dù đang ở tuổi phát triển nhưng bạn ấy cao chưa đầy một mét. Thậm chí, Giang còn thấp hơn cậu em út 10 tuổi một cái đầu. Chiếc quần bò ống rộng không thể che giấu được đôi chân bị tật, Giang bước đi một cách khó nhọc, người nghiêng hẳn sang một bên. Rót nước mời khách xong, Giang khó nhọc rướn người ngồi lên chiếc ghế nhỏ, bạn cười hiền lành: “Đi được là còn may đấy ạ, khi mới ra đời, chân phải của mình quay 180 độ, tưởng không đi lại được cơ”.  Chân tay Giang đều bị dị tật do mẹ cậu mắc cúm nặng trong thời gian mang thai. Hai lần Giang được đưa đến bệnh viện lớn ở Hà Nội để chữa trị, nhưng các bác sĩ đều không can thiệp được. Vậy mà với nghị lực phi thường, chàng trai nhỏ như chiếc kẹo ấy đã vào được trường đại học danh tiếng - Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Cơ thể dị tật, chỉ còn cái đầu là vẫn phát triển bình thường. Đến tuổi đi học, Giang háo hức được đến trường với bạn bè cùng trang lứa. Thương con, bố mẹ Giang vẫn để cậu đến trường. Tay trai hai ngón, tay phải ba ngón, cả hai bàn tay Giang gộp lại chỉ có năm ngón, bằng với một bàn tay của người bình thường khác. Nhưng với đôi tay vượt khó, Giang đã tự làm mọi việc, từ cầm phấn, cầm bút đến gõ bàn phím máy tính. Cũng chính đôi tay ấy đã giúp Trường Giang ghi danh vào đại học. Lúc đầu tập viết bố phải cầm tay cho Giang, cầm viên phấn, chiếc bút trên tay, Giang không thể nào giữ thẳng được, nét chữ xiên xẹo, méo mó. Được người thân, thầy cô kể về thầy Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân, Giang lại vững tâm cố gắng, hàng ngày tỉ mẩn với từng con chữ. Tập viết vất vả như “đánh vật” với cây bút trên tay, nhiều khi chuột rút tê cứng, nhưng Giang không bỏ cuộc. Sau những ngày miệt mài, Giang không những viết chữ đẹp mà còn tự sinh hoạt, rót nước uống, dọn nhà giúp bố mẹ... Liên tục trong 12 năm học, nhận thấy Trường Giang đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi của trường. Năm 2009, khi đang học lớp 11, Trường Giang đã vinh dự được ra Hà Nội tham dự chương trình “Gặp mặt 50 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt toàn quốc lần thứ II” do Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức. Số tiền trợ cấp 300 nghìn đồng/tháng sau chuyến đi này đã giúp đỡ Giang phần nào trong học tập, giúp chàng trai nuôi ước mơ vào đại học. Thầy Nguyễn Văn Lâm – phó hiệu trưởng trường THPT Triệu Sơn 1, nơi Giang từng học tập chia sẻ: “Trường Giang học rất khá và thực sự là tấm gương sáng về học tập cũng như nghị lực vượt khó cho những học sinh khác noi theo”. 5 ngón tay vào đại học Giang đã chứng minh cho mọi người thấy khả năng và nghị lực của mình Nỗi lo lớn nhất của gia đình là sau khi tốt nghiệp cấp 3, Giang sẽ học gì, làm gì để có thể tự lo cho mình có một cuộc sống độc lập? Phát hiện ra cậu con trai thường ra quán Internet gần nhà mò mẫm tự học tin học. Gia đình đã dành dụm mua cho Giang một bộ máy vi tính cũ để cậu thỏa mãn niềm đam mê tin học.   Khó nhất là tập gõ bàn phím, gõ bàn phím máy tính còn khó hơn cầm bút viết chữ. Ngón tay Giang to gấp đôi ngón tay người bình thường mà phím chữ lại nhỏ, gõ phím này lại bị trật sang phím khác. Chỉ gõ được một chút là tay mỏi rã rời, tê nhức. Thật kiên trì, nhiều đêm cả nhà đi ngủ, cậu vẫn lạch cạch tập gõ với từng phím chữ. Người bình thường nỗ lực một thì bạn ấy phải nỗ lực gấp mười bởi chỉ có năm ngón tay. Giờ đây, Trường Giang gõ bàn phím rất thành thạo, linh hoạt. Sớm bộc lộ năng khiếu về công nghệ thông tin, Giang tự mình cài đặt các chương trình cho máy tính để sử dụng. Đồng thời, được anh trai đang là sinh viên năm cuối của Đại học Giao thông vận tải hướng dẫn về mạng máy tính, phần mềm tin học, bạn dành trọn niềm đam mê cho chiếc máy tính. Hơi rụt rè khi nói chuyện với người lạ nhưng khi nói về tin học thì Trường Giang hào hứng hẳn lên. Ước mơ trở thành một lập trình viên máy tính, cuối năm lớp 12, Giang quyết định nộp hồ sơ thi vào Đại học công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày nhận được giấy báo trúng tuyển với số điểm 21.5, Giang mừng rơi nước mắt vì công sức cố gắng bao lâu nay cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Chàng trai tật nguyền đã tạo nên được kỳ tích khiến bà con phố huyện nghèo hết lời khâm phục. 12 năm Giang đi học bằng đôi chân của người thân và bạn bè. Ngày nhỏ được mẹ cõng đến đến trường, lên cấp 3, Giang được người bạn thân tên Hưng đưa đón. Cả hai đã cùng học, cùng chơi và cùng đỗ vào hai trường đại học lớn tại Hà Nội. "Hưng đang học Đại học Xây dựng, còn mình học Công nghệ thông tin. Mình sẽ cố gắng để không phụ công cha mẹ, phụ tình cảm của bạn bè", Giang tâm sự. Bước vào đại học với vô vàn khó khăn, không có bố mẹ ở bên, sinh hoạt lại không được thuận tiện như những người bình thường khác nhưng chàng trai cao chưa đầy một mét không bao giờ tự ti về mình. Trước đây, bạn bè trêu chọc, cậu tủi thân nhưng chưa bao giờ khóc. Giang tự nhủ, không bằng các bạn nên mình phải cố gắng nhiều hơn. Biết hoàn cảnh khó khăn của cậu, bạn bè trong ký túc xá, trong lớp luôn giúp đỡ hết mình. Chú Lê Huy Hồng – bố của Giang tâm sự về lần đầu tiên ra thăm con khi Giang mới nhập học được một tháng. Hôm đó, Giang dẫn bố ra ngoài quán ăn, không để ý tới những ánh mắt tò mò của các vị khách đang nhìn mình. Giang tự đến quầy gọi cơm cho hai bố con, rồi tự thanh toán tiền, không để bố phải đứng lên. “Giây phút đó, tôi rất tự hào lẫn khâm phục con trai mình bởi không vì dị tật mà cháu sống thu mình với những người xung quanh” - chú Hồng xúc động nhớ lại. Chàng sinh viên năm thứ hai Lê Trường Giang vẫn đang nỗ lực học tập để trở thành một chuyên gia Công nghệ thông tin giỏi, tự lập để bố mẹ không còn phải lo lắng, để giúp đỡ gia đình bớt khó khăn. Chàng trai cao chưa đầy 1m đã khiến cho nhiều người phải ngước nhìn khâm phục, trở thành một tấm gương bình dị mà cao quý giữa đời thường.

Xem chi tiết
Đề án Ngoại ngữ sẽ tăng tốc sau năm 2015?

“Sau 2015 khi điều kiện chuẩn bị đã tương đối đầy đủ thì vấn đề tăng tốc về chất lượng, về mở rộng đề án, có thể cơ bản sẽ đạt được mục tiêu đề án đề ra” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ với báo chí. Đề án ngoại ngữ Quốc gia được Chính phủ Phê duyệt từ cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do khách quan nên thực tế đến năm 2010 mới bắt đầu khởi động. Tuy nhiên sau hơn một năm triển khai, ngày 29/11, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục tổ chức hội thảo giới thiệu đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Vậy mục đích của việc làm này là gì? Liệu lộ trình đề án có hoàn thành đúng yêu câu. Dân trí đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển xung quanh về nhưng vấn đề này. Thưa Thứ trưởng, sau hơn một năm triển khai chính thức chúng ta lại tổ chức hội thảo giới thiệu đề án với đại sứ quán và các tổ chức quốc tế. Vậy mục đích của việc làm này là gì?  Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.  Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Trong quá trình triển khai đề án, chúng ta đã tham khảo nhiều kinh nghiệm về xây dựng chương trình, bồi dưỡng giáo viên, viết SGK, tài liệu…Chúng ta tranh thủ được nhiều sự hỗ trợ của các Đại sứ quán như Đại sứ quán Nhật, Mỹ, Hội đồng Anh và nhiều đơn vị khác. Thông qua hội thảo này chúng ta sẽ giúp họ hiểu đề án ngoại ngữ của mình hơn và mong muốn tiếp tục thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thưa Thứ trưởng, hiện nay phần lớn HS, SV đều đăng ký học Tiếng Anh nhưng trong cuộc hội thảo này chúng ta đã trình bày tất cả các môn Ngoại Ngữ đang dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc triển khai đồng bộ nhiều ngoại ngữ khác trong đề án thì liệu có quá sức?  Thực tế có nhiều quốc gia, nhiều đại sứ quán băn khoăn là tại sao chỉ triển khai đề án Tiếng Anh. Nhưng thực tế không phải như vậy, các tiếng khác được được tiếp tục dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam như tiếng Nhật, Nga, Trung, Đức, Pháp cũng được triển khai trong đề án này. Việc triển khai đồng thời dạy và học nhiều môn ngoại ngữ trong các trường là một chủ trương lâu dài của ngành giáo dục Việt Nam. Nó được thực hiện trên cơ sở trước hết là nguyện vọng học ngoại ngữ nào của người dân. Điều này phụ thuộc vào mức độ phổ biến của các ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Trên cơ sở này, chúng ta sẽ triển khai để đáp ứng nhu cầu. Vậy thì đề án đặt ra là không quá sức Theo như báo cáo thì lộ trình thực hiện đã kết thúc pha I (giai đoạn 2008-2010). Vậy với việc khởi động chậm thì tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đã thực hiện được những gì so với yêu cầu của lộ trình? Chúng ta xây dựng được đề án tại các địa phương, bắt đầu khảo sát đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh và ngoại ngữ khác. Từ đó xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như nâng cao khả năng phương pháp dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học. Hiện đã có 3.000 giáo viên đã được tập trung để học tập nâng cao trình độ về ngôn ngữ và năng lực quản lý. Trên cơ sở đó, chúng ta đã xây dựng được chương trình dạy tiếng Anh trong trường tiểu học và THCS theo quan điểm coi trọng chất lượng đầu ra của học sinh (HS), trình độ ngoại ngữ của HS lấy khung tham chiếu của châu âu làm chuẩn. trung tâm dạy kèm biên hòa trên cơ sở đó chúng ta đã biên soạn tiếp SGK để dạy lớp 3, lớp 4 và hiện đang biên soạn SGK cấp THCS.  Hiện nay để đảm bảo việc dạy thí điểm mở rộng sang lớp 4, Bộ GD-ĐT đã hạ chuẩn GV tham gia đề án xuống nhưng dường như nguồn tuyển cũng còn rất hạn chế. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về thực trạng này? Thực ra khi đề án được phê duyệt, lộ trình, quy mô triển khai lớn hơn. Nhưng khi bắt đầu triển khai thì chúng ta thấy rằng năng lực của GV còn hạn chế rất nhiều. Trong khi đó GV lại quyết định đến chất lượng dạy học. Trước thực trạng này, Bộ GD-ĐT phải quyết định điều chỉnh chủ trương, tiến độ thực hiện đề án này nhưng vẫn theo phương châm coi trọng chất lượng. Đây cũng là một kinh nghiệm của thế giới. Quan điểm của Bộ là nơi nào có đủ điều kiện thì mới triển khai đề án. Nơi nào chưa có thì tích cực chuẩn bị. Cụ thể đối với tiểu học khi triển khai đề án ngoại ngữ thì điều kiện đầu tiên là HS phải được học 2 buổi/ngày và GV phải đạt ít nhất từ trình độ B1 trở lên. Theo đề án thì khi GV tốt nghiệp hệ CĐ chuyên ngữ phải có trình độ năng lực mức độ 4 (B2). Cho nên Bộ có yêu cầu GV của mình tối thiểu đạt trình độ B1 nhưng cố gắng sau 1 năm đã dạy rồi thì cùng với năm đó vừa dạy vừa học để đạt được trình độ theo yêu cầu của đề án. Hiện nay chúng ta không có nguồn sẵn GV ngoại ngữ tiểu học. Chúng ta có nhiều nguồn GV khác nhau. Ngoài việc yếu ngôn ngữ, họ còn chưa có phương pháp dạy học. Do vậy, ngoài bồi dưỡng chuyên môn còn phải bồi dưỡng về phương pháp dạy học. Giai đoạn 2011-2015 sẽ là lộ trình để thực pha 2 của đề án. Theo đánh giá của Thứ trưởng thì khó khăn lớn nhất khi thực hiện pha 2 là gì?  Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là thiếu đội ngũ GV có chất lượng. Bên cạnh đó chúng ta có thói quen dạy ngoại ngữ coi trọng về mặt ngữ pháp. Trong khi đó theo đề án thì chúng ta phải thực hiện cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Tất nhiên với HS tiểu học thì đầu tiên là kỹ năng nghe-nói dần dần mình sẽ cân bằng các kỹ năng khác. Ngoài ra còn có khó khăn về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất. Như chúng ta đã biết, HS tiểu học của mình bây giờ chưa phải tất cả được học 2 buổi/ngày.  Tuy nhiên trước mắt chúng ta sẽ tập trung giải quyết khó khăn trong giai đoạn đầu, từ nay đến 2015. Sau 2015 khi điều kiện chuẩn bị đã tương đối đầy đủ thì vấn đề tăng tốc về chất lượng, về mở rộng đề án, có thể cơ bản sẽ đạt được mục tiêu đề án đề ra. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ điều chỉnh. Có một thực tế là hiện nay nhiều địa phương còn thiếu GV ngoại ngữ nhưng vẫn còn lúng túng trong khâu tuyển dụng những đối tượng này vào biên chế. Quan điểm của Thứ trưởng vế vấn đề này như thế nào? Tôi phải nói như thế này, hiện nay chúng ta chỉ thiếu ở tiểu học, các cấp trên có thiếu nhưng là năng lực, phương pháp. Biên chế do các địa phương giải quyết. Khi HS tiểu học đã học 2 buổi/ngày mức biên chế đã rộng hơn, ví dụ nơi nào học một buổi mức quy định là 1,2 GV/lớp, 2 buổi là 1,5 GV/buổi. Các địa phương trong quá trình triển khai đề án sẽ tuyển dụng dần. Bây giờ đã có chuẩn về năng lực rồi, người được tuyển phải đạt được chuẩn đó. Còn đã trót vào mà chưa đạt chuẩn thì phải cố gắng để đạt chuẩn. Có giáo viên đến đâu mình sẽ tuyển tới đó. Điều kiện học tiếng Anh chưa bao giờ dễ như hiện nay. Ngoài học trực tiếp, phần mềm, trên mạng. Bộ xây dựng 8 trung tâm dạy ngoại ngữ cho 8 vùng là những trường ĐH. Và cùng với đó là các trường CĐ cũng tham gia. Quan trọng là GV phải tự học. Những lớp bồi dưỡng chỉ giúp tập trung các GV trong 1-2 tuần để dạy học biết cách tự học. Bộ đang xây dựng trang web chung, miễn phí để GV có thể vào đó tự học. Xin cảm ơn Thứ trưởng!   Nguyễn Hùng (thực hiện)

Xem chi tiết
Thi hùng biện tiếng Anh tìm hiểu nền giáo dục Malaysia

Cuộc thi “Public Speaking Competition Education Malaysia” giúp học sinh, sinh viên Việt Nam hiểu biết hơn về nền văn hóa, giáo dục Malaysia cũng như các nước Đông Nam Á trong khu vực

Xem chi tiết
Cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tình nguyện “Hiến máu nhân đạo”

Ngày 22/11, Ban chấp hành Đoàn trường, Phòng Công tác chính trị học sinh, sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai  

Xem chi tiết
Lễ meeting kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô

Xem chi tiết
Cảm ơn thầy cô - Tiếng nói từ con tim

"Không thầy đố mày làm nên", "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành đạo lý muôn đời của người Việt Nam ta.

Xem chi tiết
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Sẽ thi đại học nhiều môn

  TT - Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, từ nay đến năm 2015 cần thay đổi số môn thi và khối thi ĐH, CĐ. Theo đó, cần thi nhiều môn (hiện nay 3 môn) và dù là ngành nào cũng bắt buộc phải có một môn khoa học xã hội

Xem chi tiết
Bài văn “nghĩ về tiền” đong đầy yêu thương

TT - Một bài văn kín sáu trang giấy học trò được viết liền mạch trong một đêm không ngủ, dưới dạng một bức thư gửi mẹ làm lay động bất cứ ai.

Xem chi tiết
Hội thảo khoa học khoa Kinh tế

Để nâng cao chất lượng giảng dạy cho giảng viên và phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học  của giảng viên trong nhà trường hơn nữa

Xem chi tiết