Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham dự hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “An ninh lương thực – Những vấn đề đối với quản trị công nghiệp thực phẩm”

15:34 23/03/2013 - lượt xem: 857

Ngày 21 tháng 3 vừa qua, đoàn giảng viên khoa Công nghệ (khối Hóa – Thực phẩm – Môi trường) trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tham gia buổi hội thảo do VAFoST tổ chức tại Trung tâm hội nghị Phú Mỹ Hưng, thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm gia sư ở biên hòa được biết cùng với chủ đề “An ninh lương thực – Những vấn đề đối với quản trị công nghiệp thực phẩm: Food security – Emerging issues for food industry management”. Hội thảo đã mang đến nhiều thông tin về thực trạng cũng như những hướng nghiên cứu mới trong công nghệ thực phẩm tại Việt Nam và trên thế giới với 10 báo cáo của các Giáo sư – Tiến sĩ đầu ngành trong và ngoài nước. 

 

Danh mục các đề tài tham dự tại hội thảo: 

1. Dr. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): An ninh lương thực Việt Nam, vấn đề và giải pháp – Food security in Viet Nam, issues and solution.

2. Dr. Kenneth S. Marsh (USA): Giảm thiểu thất thoát thực phẩm bằng hợp tác quốc tế và trao đổi quốc tế công nghệ sau thu hoạch – Reducing Food Losses through International Cooperation/Exchange of Post-harvest Technologies.

3. Dr. Nik Ismail Nik Daud (Malaysia): Công nghệ xanh và bền vững cho ngành công nghiệp thực phẩm – Green and Sustainable Technology for the Food Industry.

4. Robert Nissen (Australia): Thử thách về an ninh lương thực – chuỗi giá trị và những lợi ích mang lại cho nông dân canh tác quy mô nhỏ ở Đông Nam Á – The challenge of food security, value chains and delivery of benefits for smallholder farmers in Southeast Asia.

5. Mrs. Bùi Phương Mai (Công ty VIFON): Công nghiệp sản xuất mì ăn liền và vấn đề an ninh lương thực – Instant noodle industry and food security issues.

6. Dr. Lê Đình Hường (Đại Học Huế): An ninh lương thực và phát triển bền vững cho nông dân nghèo ở Thừa Thiên Huế - Food security and sustainable development for poor people in Thua Thien Hue.

7. Dr. Jittra Wannawichitra (Thailand): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho thị trường ASEAN – Food Safety Management System (FSMS) for ASEAN market.

8. Prof. Dr. Hà Duyên Tư (VAFoST): An toàn thực phẩm và an ninh lương thực ở Việt Nam – Food safety and food security in Viet Nam.

9. Dr. Paramee Pengprecha (Thailand): Phân tích hóa học các vật liệu chứa đựng thực phẩm – Chemical Testing for Food Contact Materials.

10. Dr. Penchom Photjanataree(Thailand): Phát triển bao bì cho sản phẩm OTOP ở Thái Lan – Packaging Development for Thailand`s OTOP products.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo

Chụp ảnh lưu niệm với BTC và các báo cáo viên trong nước và quốc tế

Tham quan các gian hang triển lãm máy và thiết bị phục vụ ngành công nghệ thực phẩm

ThS. Trần Thanh Đại Phó trưởng khoa Công nghệ tham dự hội thảo

Thầy Quách An Bình và Nguyễn Thành Công tham dự hội thảo

Cảm nhận về bài thơ Đất nước đoạn 1

 

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ: • Quản trị kinh doanh • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành • Quản trị khách sạn

QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH (Mã ngành: 7810103) Nhiều bạn trẻ chọn học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành chỉ vì “em thích đi du lịch”, thỏa mãn đam mê khám phá "năm châu bốn bể", đến với những miền đất, những nền văn hóa mới... Đúng nhưng chưa đủ! Với ngành học "triệu like" đòi hỏi sự năng động tối đa này, bạn hoàn toàn có thể có nhiều trải nghiệm với các vị trí hấp dẫn như: hướng dẫn, điều hành tour, khai thác du lịch ở các điểm đến trong và ngoài nước... Những lợi thế của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch - Lữ hành tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (mã trường: DCD): Chương trình học thực tiễn, mang tính ứng dụng cao, đặc biệt phát triển năng lực quản lý. Kiến tập/ thực tập bằng các chuyến "Đi tour" thực tế xuyên Việt Hoạt động học thuật sôi nổi với nhiều cuộc thi hấp dẫn. Giảng viên tâm huyết, dày dặn kinh nghiệm giảng dạy, làm việc thực thế. Mạng lưới liên kết “Nhà trường - doanh nghiệp” với nhiều nhà hàng – khách sạn 5*, công ty du lịch lớn tạo cơ hội việc lảm rộng mở cho sinh viên. Cơ hội việc làm sau khi ra trường: Nhân viên hướng dẫn, điều hành du lịch Chuyên viên tổ chức sự kiện, hội nghị, MC Chuyên viên nhà hàng – khách sạn, nghỉ dưỡng Lễ tân, tiền sảnh nhà hàng – khách sạn Giám sát chuyên môn buồng, bàn, bar, … Tư vấn bán hàng, CSKH, marketing Đại sứ du lịch các tổ chức Tổ hợp xét tuyển: • A07: Toán, Sử, Địa • A09: Toán, Địa, GDCD • C00: Văn, Sử, Địa • C20: Văn, Địa, GDCD XEM THÊM CHI TIẾT NGÀNH HỌC ------------------------------------------------ QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN (Mã ngành: 7810201) Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có thể đảm nhận các vị trí như: Quản trị nhân sự – hành chính Lễ tân, tiền sảnh nhà hàng – khách sạn Giám sát chuyên môn buồng, bàn, bar, … Tư vấn bán hàng, CSKH, marketing MC, tổ chức sự kiện, hội nghị Hướng dẫn dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Chuyên viên tổ chức về du lịch, nhà hàng – khách sạn Học Quản trị khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có gì đặc biệt? Chương trình học cung cấp nền tảng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thực hành cùng các kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên Kiến tập/ Thực tập tại các Nhà hàng – Khách sạn 5* “Luxury” Mạng lưới liên kết “Nhà trường - doanh nghiệp” trên cả nước tạo cơ hội việc lảm rộng mở cho sinh viên. Tổ hợp xét tuyển: • A07: Toán, Sử, Địa • A09: Toán, Địa, GDCD • C00: Văn, Sử, Địa • C20: Văn, Địa, GDCD XEM THÊM CHI TIẾT NGÀNH HỌC ------------------------------------------------ QUẢN TRỊ KINH DOANH (Mã ngành: 7340101) Ngành Quản Trị Kinh Doanh tổng hợp nhiều kiến thức chuyên ngành như: marketing, quản trị văn phòng, quản trị nguồn nhân lực, logistics, kế toán, tài chính, kinh doanh quốc tế,…. Cơ hội việc làm sau khi ra trường: Nhân viên kinh doanh Nhân viên marketing Chuyên viên sự kiện Quản lý nhân sự Quản trị văn phòng Nhân viên CSKH Nhân viên xuất, nhập khẩu Quản lý chuỗi cung ứng Thư ký, trợ lý Tổ hợp xét tuyển: • A00: Toán, Lý, Hóa • A07: Toán, Sử, Địa • A09: Toán, Địa, GDCD • D84: Toán, GDCD, Anh XEM THÊM CHI TIẾT NGÀNH HỌC ------------------------------------------------ Đăng ký xét học bạ trực tuyến tại: https://xetonline.dntu.edu.vn Hotline/ Zalo tư vấn: 0986.39.7733 - 0904.39.7733 ------------------------------------------------ XEM HƯỚNG DẪN XÉT HỌC BẠ TRỰC TUYẾN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI. MÃ TRƯỜNG: DCD XEM ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN NĂM 2022 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ------------------------------------------------ CÁC THẮC MẮC CẦN GIẢI ĐÁP LIÊN QUAN ĐẾN TUYỂN SINH, VUI LÒNG LIÊN HỆ: Bộ phận Tư vấn Tuyển sinh – Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Địa chỉ: 206, Đường Nguyễn Khuyến, KP5, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại: (0251) 261 2241 Hotline: 0986.39.7733 - 0904.39.7733 E-mail: tuyensinh@dntu.edu.vn Website: https://dntu.edu.vn ; https://ts.dntu.edu.vn; Fanpage: Đại học Công nghệ Đồng Nai CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG ! PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham dự hội thảo An ninh lương thực Châu Á lần 3 (AFSSA) thành công tốt đẹp

Trường Đại học công nghệ Đồng Nai tham dự hội thảo An ninh lương thực ở Châu Á lần 3 (AFSSA) diễn ra từ ngày 15 -> 17/09/2016 tại Đại học KIIT, thành phố Bhubaneswar, bang Odisha, Ấn Độ. Đại học KIIT được thành lập năm 1992, là một trong những đại học lớn tại bang Odisha và Ấn Độ với khoảng 35.000 sinh viên, hơn 3.000 cán bộ nhân viên, 20 Campus. Trường đào tạo đa dạng các ngành nghề trong các lĩnh vực:  khoa học kĩ thuật, kinh tế, điện ảnh, thiết kế thời trang, y học … phục vụ các sinh viên trong nước và quốc tế đến từ 22 quốc gia khác. Chương trình hội thảo AFSSA đa dạng với các hoạt động trao đổi văn hóa và báo cáo của các diễn giả ở nhiều nước trên thế giới (Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Philippine…). Dựa vào chương trình hội thảo, Việt Nam có tất cả 8 bài tham dự tại các nội dung khác nhau. Riêng Đại học Công nghệ Đồng Nai có 6 bài, trong đó có 1 bài Oral của Th.S Đào Khánh Châu với đề tài “Ảnh hưởng của thời gian lưu nước và tải trọng hữu cơ đến hiệu quả xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp kỵ khí”. Toàn bộ chương trình Hội thảo diễn ra trong 3 ngày: Ngày thứ 1 là các hoạt động đăng ký tham dự, đóng phí, chào đón và tham quan cơ sở vật chất nhà trường. Ngày thứ 2, chương trình chính của hội thảo với phiên toàn thể diễn ra vào lúc 9h30 và phần trình bày các bài Keynote của các diễn giả hàng đầu thế giới tập trung vào các chủ đề về An ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới. Báo cáo của Th.S Đào Khánh Châu diễn ra vào buổi chiều cùng ngày. Trước phần trình bày nội dung chính, tác giả đã giới thiệu đôi nét về trường Đại học công nghệ Đồng Nai. Đề tài của Ths Đào Khánh Châu tập trung vào việc giới thiệu, nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp kỵ khí đang được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các KCN thuộc thành phố Biên Hòa. Từ kết quả nghiên cứu thực tế và vận hành mô hình trong PTN, tác giả đề xuất đây là một công nghệ hợp lý cho việc xử lý nước thải chế biến thủy sản một cách hiệu quả với chi phí thấp, có khả năng áp dụng cho các nước đang phát triển tại Nam Á, Đông Nam Á. trung tâm gia sư tài năng nhận thấy bài trình bày nhận được sự quan tâm từ hội thảo và nhận được nhiều câu hỏi từ các diễn giả của nhiều nước tham dự và tác giả đã trả lời thỏa đáng. Cuối ngày là chương trình giao lưu văn hóa với các tiết mục đặc sắc do các sinh viên KIIT dàn dựng giới thiệu về đất nước và con người Ấn Độ. Ngày thứ 3, hội thảo diễn ra bình thường, kết thúc vào cuối ngày bằng tiệc chia tay đầm ấm do KIIT University tổ chức. Qua 3 ngày làm việc, hội thảo đã thành công tốt đẹp và nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan truyền thông Ấn Độ. Hẹn gặp lại 2 năm sau tại hội thảo lần thứ 4 tại Campuchia. Qua việc tham dự hội thảo, phái đoàn DNTU đã tích lũy được nhiều kiến thức và trải nghiệm bổ ích về học thuật, văn hóa của Ấn Độ và nhiều quốc gia tham dự; xây dựng tình hữu nghị với các trường đại học, các dân tộc trên toàn thế giới. Kết thúc hội thảo, đoàn đã hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đề ra ban đầu và về nước vào sáng thứ 2 (19/06/2016). Một số hình ảnh hoạt động tại hội thảo: Dàn ý hình tượng người lính Tây Tiến Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông  

Xem chi tiết
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO KHOA HỌC NĂM 2023, CHỦ ĐỀ: “QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DU LỊCH”

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính yếu của giảng viên. Việc nâng cao kỹ năng và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tạo tiềm lực khoa học và công nghệ là vấn đề được lãnh đạo Nhà trường nói chung và tập thể lãnh đạo, giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị nói chung rất quan tâm. Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản trị kinh doanh và phát triển bền vững trong du lịch” được diễn ra với những thông tin khoa học, những ý tưởng mới trong nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài khoa. Sự kiện được tổ chức vào 08h30 ngày 26/5/2023 đã tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên toàn khoa (đặc biệt là sinh viên năm 3 và năm 4) có điều kiện để học tập, củng cố và bổ sung thêm nhưng kiến thức về lĩnh vực khoa học & công nghệ. Hội thảo vinh dự có sự tham dự online của hai chuyên gia: GS. Đặng Văn Thạc, Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) và TS. Nguyễn Lê Thái Hòa, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) cùng lãnh đạo và toàn thể giảng viên, sinh viên thuộc khoa. Ảnh 1. Chủ tọa Hội thảo (từ phải qua trái: ThS. Đoàn Thị Thanh Vân – Phó trưởng khoa; TS. Vũ Thịnh Trường – Trưởng Khoa; ThS. Phạm Thị Mộng Hằng – Phó trưởng khoa và ThS. Phạm Đức Dâng – Giảng viên, thư ký) Ảnh 2. Hội thảo có sự tham dự online của GS. Đặng Văn Thạc và TS. Nguyễn Lê Thái Hòa Mở đầu Hội thảo, TS. Vũ Thịnh Trường đã có đôi lời phát biểu, khuyến khích và động viên phong trào nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên của khoa, đặc biệt mong đợi vào sự phát triển của phong trào khoa học công nghệ trong sinh viên tại các buổi hội thảo trong các năm học sau. Ảnh 3. TS. Vũ Thịnh Trường (Trưởng khoa) phát biểu khai mạc Hội thảo Tại hội thảo, đại biểu được nghe các báo cáo viên trình bày 4 tham luận xoay quanh các vấn đề: Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch thiền kết hợp nghỉ dưỡng tại TP. Vũng Tàu của ThS. Cao Thị Thắm (Bộ môn Du lịch); Chiến thuật tình cảm của nhà lãnh đạo và sự sáng tạo của nhân viên. Vai trò trung gian của chia sẻ kiến thức ẩn của nhóm tác giả TS. Vũ Thịnh Trường (Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị) và GS. Đặng Văn Thạc; Tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hiệu quả công việc của nhóm tác giả ThS. Lưu Minh Vững và TS. Nguyễn Lê Thái Hòa (Bộ môn Quản trị); Tác động về môi trường và xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim của tác giả Đoàn Thị Bích Thu (Bộ môn Du lịch). Ảnh 4. ThS. Cao Thị Thắm trình bày kết quả nghiên cứu về Nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch thiền kết hợp nghỉ dưỡng tại TP. Vũng Tàu Với mỗi bài tham luận, giảng viên và sinh viên đã có những góp ý và câu hỏi để làm rõ vấn đề cũng như kết quả nghiên cứu, đặc biệt đưa nghiên cứu đi sâu và gần hơn với thực tế xã hội hiện nay. Qua đó, cho thấy ý thức trong công tác nghiên cứu khoa học của khoa bước đầu được nâng cao và đến gần hơn với sinh viên khoa. Hội thảo khoa học khoa Kinh tế - Quản trị khép lại với sự thành công vượt mong đợi, đây sẽ là động lực to lớn cho giảng viên và sinh viên của khoa tiếp tục đầu tư hơn nữa cho những dự án nghiên cứu khoa học kế tiếp. Ảnh 5. TS. Đặng Hồng Lương có ý kiến trao đổi với bài tham luận của tác giả ThS. Cao Thị Thắm   Ảnh 6. Sinh viên có câu hỏi dành cho bài tham luận của ThS. Lưu Minh Vững Một số hình ảnh khác của buổi Hội thảo: ThS. Võ Anh Kiệt nhận xét và đặt câu hỏi cho phần trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả TS. Vũ Thịnh Trường tại Hội thảo  ThS. Nguyễn Thanh Tú nhận xét và đặt câu hỏi cho bài nghiên cứu của nhóm tác giả ThS. Lưu Minh Vững tại Hội thảo  Giảng viên và sinh viên tham dự Hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm PHÒNG TRUYỀN THÔNG Thanh Trúc, 21DQT1

Xem chi tiết
Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được vinh danh tại Hội nghị dầu gạo quốc tế

Từ ngày 23 đến 25/5 Khách sạn JW Marriot, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 do Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) tổ chức. Hội nghị lần này có trên 200 đại diện đến từ 20 quốc gia trên thế giới. Chủ đề của hội nghị năm nay là: “Dầu gạo - Dầu ăn cao cấp tốt cho sức khỏe trên thế giới”. Tại hội nghị Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 đã vinh danh 2 sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có công trình nghiên cứu về dầu gạo là Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên. Sinh viên Huyền và Ngân vinh dự được nhận giải "Silver Prize" của cuộc thi "Research Contest" với phần thưởng 1000 USD.  Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên đại diện DNTU tham gia hội thảo Phó trưởng Phòng Truyền thông Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Nguyễn Hoàng Dũng tham dự Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5, và cho biết: Vòng chung kết cuộc thi "Research Contest" chỉ có 10 đội, trong đó Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc mỗi quốc gia  có 1 đội. Việt Nam có 7 đội, trong đó đội Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là trường ngoài công lập duy nhất của Việt Nam góp mặt tại chung kết cuộc thi này, và xuất sắc nhận giải thưởng. Sinh viên DNTU vinh dự được nhận giải tại hội nghị Dầu Gạo Quốc tế Trịnh Minh Huyền, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho biết: “Đế tài nghiên cứu của chúng tôi tham dự hội nghị là: "Tối ưu hóa hỗn hợp dung môi và nhiệt độ để chiết được dầu gạo tối đa với nồng độ cao Gamma-oryfamol cho công thức son môi”. trung tâm tìm việc gia sư ở bình dương được biết sản phẩm khi được ứng dụng sẽ rất tốt cho sức khỏe của người dùng vì được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, không có chất chì, dưỡng ẩm tốt cho môi. Chúng tôi rất vui mừng vì nhiều chuyên gia về dầu gạo trên thế giới dự hội nghị đã dành rất nhiều lời khen ngợi, bình chọn cho sản phẩm của chúng tôi, và đó là động lực để chúng tôi sớm phát triển sản phẩm này ra thị trường”. Sinh viên DNTU tự tin giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia quốc tế Việc sinh viên Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên đến từ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhận giải "Silver Prize" của cuộc thi "Research Contest" là một vinh dự lớn, qua đó thể hiện được trình độ nghiên cứu khoa học của sinh viên, sẵn sàng thể hiện khả năng hội nhập với sinh viên quốc tế trong tình hình mới. Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ với 5 quốc gia thành viên: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của IARBO là kết nối các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, trường đại học, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ dầu gạo trên thế giới. Tại hội nghị, lần đầu tiên IARBO tổ chức cuộc thi nghiên cứu về dầu gạo với tổng giá trị giải thưởng lên tới 21.000 USD cho sinh viên các nước. Ngoài các báo cáo chuyên sâu, hội nghị còn có các gian hàng trưng bày sản phẩm giá trị gia tăng của gạo và cám gạo. Hội nghị mở ra cơ hội giao lưu và hợp tác với bạn bè trên toàn thế giới Năm nay sự kiện có sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu gạo lớn nhất thế giới như: Hiệp hội Chiết tách Dung môi Ấn Độ (SEA), Tập đoàn Medifood (Thái Lan), Tập đoàn Thực phẩm Tsuno, Tập đoàn Oryza (Nhật Bản), Tập đoàn Wilmar (tại Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc), Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc (Trung Quốc), Tổ chức Dược điển Mỹ (USP)… Hội nghị Dầu gạo Quốc tế lần thứ 5 đã mở ra cơ hội để Việt Nam phát huy tiềm năng của ngành công nghiệp dầu gạo. Tại sự kiện, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp đã cập nhật những thành tựu nghiên cứu, sản xuất dầu gạo mới nhất, cũng như tháo gỡ bài toán tiếp thị dầu gạo ra toàn cầu. Thạch Lam la nhà văn hiện thực hay lãng mạn  Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Không để ai bị bỏ lại phía sau, Đoàn – Hội Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tiếp tục đồng hành hỗ trợ sinh viên mùa dịch đợt 2,3

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. Cảm nhận tác phẩm những đứa con trong gia đình PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai: Sôi động hợp tác quốc tế đầu năm mới

Trong những ngày đầu tiên của năm mới 2018, cùng với sự kiện sẵn sàng cho đợt kiểm định đánh giá ngoài của Bộ GD-ĐT tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai từ 17-21/1/2017, thì hoạt động động hợp tác quốc tế của nhà trường cũng diễn ra rất sôi động với các đoàn quốc tế đến thăm, làm việc và giao lưu. Chiều ngày 2/1, ngay sau ngày đầu năm mới 2018, DNTU đã vui mừng đón đoàn PAS Hàn Quốc với 27 thành viên đến “xông đất”. Đây là lần thứ hai cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU được đón các sinh viên Hàn Quốc. Sự bỡ ngỡ của các những người bạn đến từ Hàn Quốc với những người bạn chủ nhà Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tan biến, thay vào đó là sự thân thiện, cởi mở dành cho nhau. Lễ khai mạc chào đón đoàn PAS Trong những ngày qua Đoàn PAS đã tiến hành các hoạt động giao lưu văn hóa và trao đổi ngôn ngữ với các bạn trẻ sinh viên nhà trường các hoạt động như: Dạy lớp tiếng Hàn, Giáo dục Sức khỏe và Nghệ thuật, Giáo dục thể chất (Vox thuật, Yoga, Kpop..), tô chữ các trò chơi...Thời gian giao lưu trao đổi kéo dài đến ngày 23/1/2018 Các hoạt động giao lưu, học tập của đoàn PAS tại DNTU Trong khi đó sáng ngày 6/1/2018, TS.Trần Đức Thuận, Phó Hiệu trưởng nhà trường tiếp đón và làm việc với đại diện Trường Đại học Niagara (Hoa Kỳ). Chào mừng bà Deborah Curtis tới thăm và làm việc, TS.Trần Đức Thuận giới thiệu đôi nét về nhà trường. TS.Trần Đức Thuận chia sẻ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai luôn xác định mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập giáo dục toàn cầu là một trong những chiến lược hàng đầu đặc biệt quan trọng của trường. Qua đó cũng mong muốn hai bên cần thảo luận cụ thể hơn nữa về chương trình học, đồng thời uỷ quyền cho Khoa Quản trị, Ngôn ngữ Anh phối hợp cùng Phòng Hợp tác Quốc tế tiếp tục triển khai đàm phán và xây dựng chương trình hay nhất Hình ảnh đại diện Trường Đại học Niagara (USA) làm việc tại DNTU Còn mới đây nhất, vào chiều ngày 8/1/2018 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã vui mừng chào đón 23 thành viên đến từ Trường Đại học Rangsit, Bangkok - Thái Lan RSU (thành viên Hiệp hội Hành trình đến ASEAN (P2A) sang tham quan giao lưu văn hóa. Trường Đại học Rangsit, Bangkok - Thái Lan sẽ có 5 ngày giao lưu tại DNTU (từ ngày 8 đến 12/1/2018) Đoàn Trường Đại học Rangsit (Thái Lan) tham gia các hoạt động giao lưu tại DNTU Hòa chung trong những hoạt động hợp tác quốc tế sôi động, Phòng Truyền thông phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức giao lưu ẩm thực Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam tại DNTU vào trưa ngày 12/1/2018. gia sư toán cao cấp tphcm cho rằng đây là hoạt động văn hóa ý nghĩa, giúp sinh viên các nước không chỉ có điều kiện kết bạn, giao lưu văn hóa mà còn được tham gia nấu ăn và thưởng thức món ăn từ các bạn sinh viên đến từ Hàn Quốc, Thái Lan và chủ nhà Việt Nam. cảm nhận của anh chị về đoạn thơ "mình về mình có nhớ ta.......cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đăng cai Hội thảo các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập với Chủ đề “Mô hình quản trị trường đại học, cao đẳng ngoài công lập”

Trong những năm gần đây, mô hình các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phát triển đã tạo nên một bức tranh mới cho hệ thống giáo dục cả nước, đóng góp không nhỏ về nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là mô hình tổ chức năng động, tự chủ, tự thân để phát triển không ngừng. Thực hiện kế hoạch hoạt động của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nói chung và của câu lạc bộ các trường ĐH,CĐ NCL nói riêng, hôm nay ngày 04/11/2020, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai rất vinh dự được đón tiếp các vị khách quý từ các trường đại học, cao đẳng về đây tham dự buổi Hội thảo với chủ đề “Mô hình quản trị trường đại học, cao đẳng ngoài công lập” Tiếp đoán đoàn đến thăm và dự hội thảo tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (đơn vị đăng cai), có: TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Phạm Đình Sắc – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng các Trưởng phòng, Ban chức năng và cán bộ, giảng viên của nhà trường. Đến thăm và dự hội thảo tại Trường có các lãnh đạo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: GS.TS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; PGS.TS Trần Quang Quý – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam; Về phía CLB các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, có: TS Lê Trường Tùng – Chủ nhiệm CLB các trường Đại học – Cao đẳng ngoài công lập, Chủ tịch hội đồng trường ĐH FPT; Về phía các trường Đại học, Cao đẳng có các đại diện của các Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường như: Trường ĐH Hùng Vương TP. HCM (NGND, PGS. TS. Đỗ Văn Xê – Hiệu trưởng), Trường ĐH Duy Tân (ThS. Huỳnh Kim Hoàng - Trưởng VPĐD &  PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng – Viện Trưởng Viện NCKH CB&UD), Trường ĐH Hòa Bình (TS. Nguyễn Văn Ngữ - CT HĐQT), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - TS. Bùi Văn Thế Vinh (Phó Hiệu trưởng), Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn (TS. Lê Lâm - Hiệu trưởng), Trường CĐ Bách Nghệ Hải Phòng (TS. Vũ Đức Lập - Hiệu trưởng), Trường CĐ Y Dược Phú Thọ (TS. Hoàng Đức Luận - Hiệu trưởng), Trường CĐ Viễn Đông (ThS. Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng), Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM (ThS. Lê Vũ Hùng – Phó Hiệu trưởng), Trường CĐ Công nghệ cao Đồng An (TS. Phạm Khôi - Hiệu trưởng). Mở đầu chương trình, TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐT Trường Đại học FPT, Chủ nhiệm CLB các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phát biểu: “Tôi hy vọng trong buổi hội thảo hôm nay, các thành viên sẽ cùng thảo luận về mô hình quản trị, phương hướng hoạt động chung của các trường ĐH, CĐ NCL, từ đó góp phần phát huy lợi thế của từng trường; đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động học thuật, góp phần nâng cao năng lực tự chủ của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập”.  TS. Lê Trường Tùng – Chủ nhiệm CLB các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phát biểu Tại hội thảo, GS.TS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã khẳng định “Trong suốt thời gian qua hệ thống các trường ngoài công lập đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhiều nhu cầu của xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục đại học cả nước. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện. Thông qua hội thảo lần này, rất mong có nhiều ý kiến chia sẻ từ các đại biểu tham dự để có những kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo”. GS.TS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ Trình bày các đề tài tham luận có: TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường (Tên đề tài: Thay đổi tư duy quản trị đại học để thích ứng với thời đại số); TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐT Trường Đại học FPT (Tên đề tài: Quản trị đại học - trường hợp Đại học FPT); PGS.TS Trần Quang Quý – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam (Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triền bền vững các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam). Tất cả các đề tài đều cho thấy tình trạng chung hiện nay của các trường ĐH, CĐ NCL trong hệ thống trường công và tư chưa có sự bình đẳng về chính sách hỗ trợ của nhà nước. TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu tham luận TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐT Trường Đại học FPT PGS.TS Trần Quang Quý – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Văn Ngữ - CT HĐQT trường Đại học Hòa Bình cũng chỉ ra, việc xây dựng và phát triển các trường ĐH ngoài công lập hiện gặp nhiều khó khăn, trở ngại về cơ chế chính sách, sự ràng buộc của một số văn bản luật và dưới luật; thông tư hướng dẫn còn thiếu và chưa hợp lý. TS. Nguyễn Văn Ngữ - CT HĐQT trường Đại học Hòa Bình Đại diện các nhà quản lý, lãnh đạo các trường Đại học ngoài công lập cũng đưa ra những nhận định, phân tích thẳng thắn về tình hình, từ đó đưa ra nhóm các giải pháp quan trọng, đẩy mạnh truyền thông về ĐH, CĐ NCL, những chính sách, mô hình và cơ chế phù hợp… Đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - TS. Bùi Văn Thế Vinh (Phó Hiệu trưởng) thẳng thắng chia sẻ trong Hội thảo Kết thúc hội thảo, các đại biểu ghi nhận những ý kiến đề xuất, từ đó xem xét những vấn đề bất cập, chưa phù hợp để để từ đó kiến nghị lên lãnh đạo các cấp về hướng quy hoạch mạng lưới giáo dục và đào tạo trong thời gian tới. Buổi hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp. Một số hình ảnh làm việc trong buổi Hội thảo: Một số hình ảnh đoàn làm việc tham quan DNTU: Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình như thế nào PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Hội nghị an toàn thực phẩm và an ninh lương thực châu Á

Được sự đồng &yacute; của Ủy ban nh&acirc;n d&acirc;n tỉnh Đồng Nai trong c&aacute;c ng&agrave;y 15 - 17/8/2014 tại Trường Đại học C&ocirc;ng nghệ Đồng Nai sẽ diễn ra<strong> </strong>Hội nghị an to&agrave;n thực phẩm v&agrave; an ninh lương thực ch&acirc;u &Aacute; lần 2 (AFSSA). Hội nghị n&agrave;y sẽ thảo luận về c&aacute;c vấn đề ch&iacute;nh

Xem chi tiết
Khai mạc Hội nghị an toàn thực phẩm và an ninh lương thực châu Á

Ng&agrave;y 17/08 Hội nghị an to&agrave;n thực phẩm v&agrave; an ninh lương thực ch&acirc;u &Aacute; ch&iacute;nh thức được bắt đầu tại ph&ograve;ng họp 3 Trường Đại học C&ocirc;ng nghệ Đồng Nai. Với sự tham gia của 300 quan kh&aacute;ch đến từ c&aacute;c nước v&agrave; trong nước.

Xem chi tiết