​Lãnh đạo tỉnh đặt hàng Đại học Công nghệ Đồng Nai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đó là phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong chuyến tham quan và nói chuyện với hơn 400 cán bộ giáo viên và sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai ngày 11-4. Bí thư Nguyễn Phú Cường bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển của Nhà trường cụ thể là trong việc đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao, xây dựng môi trường đào tạo chuyên nghiệp, phương pháp giảng dạy tiên tiến và đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường nói chuyện với cán bộ giảng viên, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Bí thư cho biết, lãnh đạo tỉnh đặt hàng nhà trường đào tạo đội ngũ kỹ sư trình độ cao, nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là trên 2 lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, hiện đại Đồng chí Bí thư cũng ân cần dặn dò, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cần tu dưỡng ý thức chính trị, nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho quá trình hội nhập nhiều thách thức. Bí thư Nguyễn Phú Cường tin tưởng, với sự cố gắng không ngừng, sinh viên nhà trường sẽ thành công trong tương lai, góp phần đưa đất nước phát triển giàu đẹp. Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với cán bộ, giảng viên nhà trường Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, nâng tầm phát triển của nhà trường theo kịp sự phát triển chung của hệ thống trường đại học trong khu vực và cả nước, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển nền công nghiệp theo hướng hiện đại của địa phương. Mọi lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư toàn bộ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Trước đó, lãnh đạo tỉnh cũng đã tham quan cơ sở vật chất của Nhà trường như: hệ thống thư viện, khu thực hành, ký túc xá sinh viên, khu liên hợp thể thao… https://dost-dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-tin.aspx?NewsID=2155&TopicID=9         Nguồn: https://dost-dongnai.gov.vn

Xem chi tiết
Đặt hàng đào tạo nhân lực với Đại học công nghệ Đồng Nai

(ĐN) - Phát biểu với trên 400 cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường đại học công nghệ Đồng Nai vào ngày 11-4, đồng chí Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao về sự đầu tư và phát triển hiện đại của trường. Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy trao đổi với đoàn viện nghiên cứu Vật lý và công nghệ Hàn Quốc đến hợp tác với trường Theo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhà trường không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, mà đa số đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có trình độ thạc sĩ trở lên, đặc biệt là 100% giảng viên của trường là giáo viên cơ hữu. Đồng chí bày tỏ sự hài lòng, vì trường đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng hợp tác với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và tìm đầu ra cho sinh viên ở nhiều ngành mà tỉnh đang cần. Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Khuyến nằm trong Trường đại học công nghệ Đồng Nai chào đón Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường tới thăm Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn mỗi sinh viên của trường cần tận dụng cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt để không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ,… để có thể hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và cơ hội của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đồng chí căn dặn sinh viên nhà trường phải tu dưỡng và nâng cao ý thức chính trị tư tưởng, tránh những thói hư tật xấu, nhất là phải nêu cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước sự phát triển của đất nước. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phát biểu với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường đại học công nghệ Đồng Nai Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trường đại học công nghệ Đồng Nai phát triển ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, tỉnh đặt hàng để nhà trường đào tạo và cung cấp cho địa phương đội ngũ kỹ sư, cử nhân trong lĩnh vực công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ, chăm sóc sức khỏe giỏi. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, nhà trường đã và đang nỗ lực xây dựng thành công trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên của tỉnh và của đất nước. Mọi lợi nhuận thu được đều được tái đầu tư lại cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Hiệu trưởng Phan Ngọc Sơn cam kết sẽ đào tạo và cung ứng đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động có trình độ cao cho tỉnh. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai tặng hoa cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp Trước đó, đồng chí Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đã đến tham quan hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường, trong đó có thư viện tích hợp, khu thực hành công nghệ, tòa nhà tích hợp, ký túc xá, khu thể thao sinh viên… được đầu tư hiện đại hướng tới đạt chuẩn trình độ các trường đại học trong khu vực. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã gặp gỡ, trao đổi với các đối tác quốc tế đang có các hoạt động trao đổi hợp tác với Trường đại học công nghệ Đồng Nai. http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201704/dat-hang-dao-tao-nhan-luc-voi-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-2799143/index.htm       Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn

Xem chi tiết
Phạm Hồng Phước ‘cháy’ hết mình với sinh viên ĐH Công nghệ Đồng Nai

(VTC News) - Trong ngày hội tư vấn tuyển sinh 2017, các sinh viên ĐH Công nghệ Đồng Nai đã vô cùng phấn khích trước sự xuất hiện của ca sĩ trẻ tài năng Phạm Hồng Phước. Hoạt động tư vấn tuyển sinh giúp các em học sinh lớp 12 chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp được tổ chức vào các ngày Chủ nhật tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai luôn diễn ra hết sức sôi nổi. Các em học sinh hào hứng tham gia ngày hội Ngày 26/2, tổ tư vấn Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đón học sinh các trường THPT Trần Đại Nghĩa, Tam Hiệp, Đức Trí, Thống Nhất A đến tham quan và nghe tư vấn. Dưới sự hướng dẫn của các tổ công tác, các em học sinh xếp hàng trật tự vào trường trong sự chào đón nồng nhiệt của các sinh viên năm thứ nhất. ​Tham quan Đại học Công nghệ Đồng Nai, các em học sinh được xuống xưởng thực hành của Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng – Khoa Thực phẩm – Môi trường – Điều dưỡng. Giảng viên của các khoa đã giới thiệu chi tiết cho các em học sinh từng mô hình học tập, từng sản phẩm sáng tạo sinh viên. Bên cạnh đó, phần quan trọng nhất trong chương trình là tư vấn tuyển sinh năm 2017. TS Đoàn Mạnh Quỳnh - Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ Đồng Nai đã hướng dẫn các em học sinh một cách cụ thể, chi tiết TS Đoàn Mạnh Quỳnh, Phó Hiệu trưởng, TS Phạm Đình Sắc, Trưởng phòng Đào tạo và TS Trần Đức Thuận, TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh đã trả lời tất cả những băn khoăn của các em học sinh. Đó là các vấn đề cụ thể như định hướng nghề nghiệp, cách làm hồ sơ đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Anh, Trưởng phòng Trung tâm học tập và Phát triển lãnh đạo và ông Lê Hoàng Chương Trưởng phòng nhân sự của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cùng cựu sinh viên Chu Văn Ninh đã có những chia sẻ hữu ích để định hướng ngành nghề phù hợp các thí sinh. Màn trình diễn thể hiện tài năng và sự khéo léo của giảng viên, sinh viên khoa Quản trị với sản phẩm cắt tỉa nghệ thuật, công phu đã thu hút sự chú ý của các thí sinh. Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng biểu diễn mô hình hoạt động của robot cũng đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho các thí sinh. Bên cạnh đó, các trò chơi như: “Song mã tranh tài, khiêu vũ bong bóng...” đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho các thí sinh. Các bạn học sinh thật hào hứng reo lên khi nghe MC Hoàng Dũng mời ca sĩ Phạm Hồng Phước lên sân khấu để giao lưu cùng các thí sinh. Với những bản hit đã được giới trẻ yêu mến, Phạm Hồng Phước nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn sinh viên, học sinh tham dự ngày hội. Sự xuất hiện của ca sĩ, nhạc sĩ trẻ Phạm Hồng Phước đã khiến sinh viên rất thích thú, hào hứng http://www.vtc.vn/pham-hong-phuoc-chay-het-minh-voi-sinh-vien-dh-cong-nghe-dong-nai-d306307.html         Nguồn: http://www.vtc.vn/

Xem chi tiết
Các trường đại học tại Đồng Nai và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

TS. Bùi Quang Xuân Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua... Hội thảo khoa học công nghệ và kỹ thuật Đồng Nai​ Vậy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là như thế nào? Nó sẽ có tác động đến ngành giáo dục và đào tạo của nhà trường ra sao?​ * Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ngày nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (FIR), hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0). FIR đã bắt đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn, với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và “học máy”. Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật (IOT) khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành sâu rộng… Nếu so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này đang phát triển với tốc độ cấp số mũ.  Giống như các cuộc cách mạng trước đây, cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 hứa hẹn sẽ giúp gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới.  Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ đổi thay kỳ diệu lĩnh vực cung cấp, với những lợi ích lâu dài về tính hiệu quả và năng suất. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền hậu cần và cung cấp toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu. Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xu thế quan trọng là sự phát triển của các thiết bị dựa trên công nghệ, kết nối cung và cầu, phá vỡ kết cấu công nghiệp hiện nay, giống như những thiết bị mà chúng ta đã thấy trong nền kinh tế “chia sẻ” hoặc “theo nhu cầu”. Những thiết bị công nghệ này, chẳng hạn như điện thoại thông minh, giúp kết nối con người với tài sản và dữ liệu, từ đó tạo nên những phương thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới.  * Thách thức với các trường đại học Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khu vực giáo dục đại học bị đặt trước nhiều thách thức rất lớn. Các trường đại học không thể dự đoán được các kỹ năng mà thị trường lao động sẽ cần trong tương lai gần do tốc độ thay đổi công nghệ từ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra quá nhanh. Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo khoa học công nghệ và kỹ thuật Đồng Nai​ Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các trường đại học cũng đang đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới. Nhiều tập đoàn công nghệ ngày nay có tiềm lực công nghệ, con người và tài chính rất lớn, họ lại ở tuyến đầu trong cuộc chạy đua biến tri thức thành sản phẩm phục vụ cuộc sống, vì thế họ có nhiều trải nghiệm quý giá mà giới hàn lâm đại học không có. Chính điều đó đã làm giảm đáng kể ranh giới và khoảng cách về tri thức và khả năng sáng tạo giữa khu vực Đại học và Công nghiệp. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Tất cả tạo ra một bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức giáo dục truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu, nên chăng chúng ta cần phải có chiến lược phát triển ngành tự động hóa và công nghệ cao với 5 nội dung: 1-  Hợp tác mạnh mẽ giữa khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh. 2-  Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân. 3-  Triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới. 4-  Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. 5-  Ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có thành tích khoa học công nghệ xuất sắc. Để thay đổi kịp với cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay, Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đổi mới mô hình, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh. Người học có thể chủ động lựa chọn chương trình học để phù hợp với vị trí công tác đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc theo công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Hiện các trường  Đại học ở Đồng Nai cũng đang tiếp tục hoàn thiện mô hình đào tạo với mục tiêu tăng cường chất lượng đào tạo đại học và thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu cao về chuẩn đầu ra. Cụ thể, các trường  đại học ở Đồng Nai chúng ta sẽ triển khai áp dụng chương trình đào tạo tích hợp đại học và sau đại học. Sinh viên ngay từ năm thứ 3 đã được tham gia các nhóm nghiên cứu, thực hiện các đề tài nghiên cứu cùng giáo viên hướng dẫn. Hướng nghiên cứu đề tài tốt nghiệp đại học sẽ được phát triển tiếp tục ở bậc thạc sĩ. Sinh viên có thể lập kế hoạch học tập, đăng ký học các học phần trong chương trình tích hợp để quá trình học tập từ bậc đại học lên thạc sĩ không ngắt quãng. Đây là bước ngoặt thí điểm gắn chặt đào tạo với nghiên cứu khoa học của sinh viên. Với cuộc cách mạng công nghệ, các trường đại học khác đang đứng trước thách thức rất lớn đó là cạnh tranh nguồn lực không chỉ trong nước mà cả toàn cầu như chảy máu chất xám. Cụ thể, rất nhiều sinh viên giỏi của trường đi nghiên cứu tiến sĩ ở nước ngoài không trở về. Để thay đổi, các trường  Đại học ở Đồng Nai đã đưa nhiều giải pháp để thu hút giảng viên trẻ, nhà nghiên cứu, chuyên gia tới hợp tác giảng dạy; tạo điều kiện tốt nhất cho các giảng viên trong trường tham gia hoạt động nghiên cứu, đặc biệt về cơ sở vật chất, môi trường làm việc, thực hiện tự chủ … để khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bước vào, thì trường đã có những điều kiện, có tâm thế sẵn sàng thực hiện. http://www.baodongnai.com.vn/xahoi/201702/cac-truong-dai-hoc-tai-dong-nai-va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-2786603/         Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn

Xem chi tiết
Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm tại các trường ĐH lên tới 90%

Việc công bố việc làm của sinh viên tốt nghiệp không phải dễ dàng ở bất cứ một trường ĐH nào Ngày 23.2, sau khi trường ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghệ Đồng Nai công bố tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi ra trường khiến nhiều học sinh, phụ huynh chú ý. Tỷ lệ sinh viên có việc làm tại các trường uy tín tăng cao Mức lương trung bình đạt 8,2 triệu đồng/tháng. Phổ lương từ 3 triệu đồng/tháng (Cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu..) - 60 triệu đồng/tháng (công ty nước ngoài…). Theo ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay việc thống kê này đã được trường triển khai từ nhiều năm trước đó, năm nay trường đã làm một cách bài bản hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với sinh viên. “Bấy lâu nay việc kết nối giữa sinh viên đã tốt nghiệp và nhà trường khá manh mún nên với những yêu cầu chi tiết, bài bản như Bộ yêu cầu là khó với nhiều trường. Địa điểm của người đi làm có thể tìm ra được, nhưng chi tiết đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tôi tin sẽ là khó khăn. Cần có những khảo sát quy mô để đánh giá đúng thực trạng phục vụ cho công tác tuyển sinh. Chính vì thế để thực hiện thành công khảo sát này, nhà trường đã huy động các đơn vị cũng như phòng công tác sinh viên làm số liệu khảo sát một cách chính xác nhất.” - ông Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh. Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thường xuyên mở những buổi tuyển sinh, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh cũng như sinh viên trong trường về tình hình thực tế của xã hội Cũng như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tại trường ĐH Công nghệ Đồng Nai - Hiệu trưởng nhà trường, Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn cho hay: "Các sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thường được các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng ngay và trong những năm gần đây, nhà trường tuyển sinh thường theo những đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh viên của nhà trường ra trường có việc làm luôn chiếm tới 95%, tỷ lệ sinh viên học tiếp lên cao chiếm từ 2-3%, số còn lại là các sinh viên làm trái ngành. Với đặc thù là một trường được đặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc cung cấp các sinh viên ra trường tới các doanh nghiệp hay với tỉnh Đồng Nai hiện nay vẫn đang trong tình trạng...cung không đủ cầu. Công việc khảo sát sinh viên ra trường có việc làm do chính ban truyền thông của nhà trường cùng với phòng công tác sinh viên thực hiện, do đó mùa tuyển sinh năm 2017 này, mọi thống kê đều chính xác, tin cậy để nhà trường mở rộng quy mô tuyển sinh, đăng ký thêm với Bộ GD-ĐT để mở các mã ngành phù hợp, theo yêu cầu thực tế của địa phương và của các em học sinh. Nhà trường chúng tôi không phải phụ thuộc ai cả, tự mình quyết và tự chịu trách nhiệm nên vấn đề gì cũng giải quyết rất nhanh, ngay cả việc quản lý đầu ra cũng như đầu vào của các sinh viên trong trường".  Thầy giáo Phạm Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Học viện Ngân hàng, thông tin về tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ giúp học sinh, sinh viên hình dung được nhu cầu của thị trường đối với ngành đào tạo và sự chấp nhận của xã hội đối với chất lượng đào tạo của trường mà họ muốn theo học. Thế nên tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tại Học viện Ngân hàng ngay trong những năm đầu tiên thường chiếm tới 90-92%. Chia sẻ về vấn đề thống kê sinh viên có việc làm để đưa ra tỷ lệ tuyển sinh cũng như làm giảm thất nghiệp sau khi sinh viên ra trường trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định, Bộ yêu cầu các trường thống kê việc làm của sinh viên sau khi ra trường để xem xét nhiều khía cạnh, tuy nhiên nhiều trường cho rằng việc làm này khó khả thi. Trong công văn 4806 về việc báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Nội dung báo cáo (tính theo ngành đào tạo) yêu cầu nêu rõ: Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Báo cáo phân tích kết quả điều tra dựa trên 3 chỉ tiêu: Có việc làm, chưa có việc làm, chưa có việc làm và đang học nâng cao; Khu vực làm việc của sinh viên tốt nghiệp: Báo cáo phân tích kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp đang làm việc theo khu vực (khu vực nhà nước, tổ chức tư nhân, liên doanh với nước ngoài); Đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp: Báo cáo đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp và đưa ra các kiến nghị trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học hoặc những thay đổi khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Khảo sát sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Vẫn còn nhiều khó khăn Bà Đặng Hương Giang, Trưởng phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên, Trường Đại học Thủy lợi cho biết, trường thực hiện điều tra về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp từ năm 2009 với nhiều hình thức khác nhau, như: qua website của trường, email, bưu điện, mạng xã hội. Kết quả của việc điều tra giúp cho trường đánh giá đúng hơn về chất lượng chương trình đào tạo. Cũng từ đó, nhà trường có biện pháp điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Mặc dù việc thu thập thông tin, công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là yêu cầu bắt buộc nhưng việc khảo sát của các trường lại đang gặp một số khó khăn. Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam chưa có một hệ thống theo dõi hồ sơ người học tốt, độ tin cậy của các thông tin về điện thoại, email hay địa chỉ của người học rất hạn chế.  Nhiều em sau khi có việc làm thì thay đổi số điện thoại, email gây khó khăn cho các trường trong việc nắm bắt tình hình công việc của cựu sinh viên. Vì vậy, khi các trường gửi phiếu khảo sát thì số lượng cựu sinh viên trả lời thông tin chỉ từ 40% đến 60%, có trường chỉ nhận được từ 10% đến 40% phiếu trả lời. Theo đánh giá của các trường, ở khối trường kinh tế hay các trường được mở ở các địa phương, phục vụ nhân lực cho địa phương thì những đơn vị đó có phiếu điều tra hoặc liên hệ với sinh viên khá tốt. Bên cạnh đấy, ở các trường này, tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp còn liên hệ với nhà trường vẫn rất cao bởi công việc thường gắn liền với chính các thầy cô giáo hướng dẫn, các em cần những kinh nghiệm thực tế, chia sẻ của chính thầy cô mình. Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: “Để có những kết nối chuẩn xác với sinh viên đã tốt nghiệp, thì ngay từ khi các em còn là sinh viên, chúng tôi đã tạo điều kiện cho các em vào “tầm ngắm” của các doanh nghiệp, công ty, đơn vị có tiếng trong lĩnh vực, ngành học; thông qua các câu lạc bộ nguồn nhân lực, hội chợ việc làm… được trường tổ chức”. Dù việc thu thập thông tin và công bố kết quả về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều khó khăn, nhưng các trường đều khẳng định, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo. Trên cơ sở tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp sẽ giúp các trường xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động. Nhiều năm nay các trường vẫn chưa chủ động kết nối với sinh viên sau khi ra trường, ít quan tâm tới hiệu quả của việc đào tạo với xã hội, nhưng giờ đây, khi trở thành quy định từ trên Bộ GD-ĐT thì các trường phải triển khai bài bản, chú trọng tới việc chăm sóc, liên hệ với sinh viên sau khi tốt nghiệp một cách chuyên nghiệp hơn. Đây không phải là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công bố thông tin sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Trước đó, trong Thông tư 09.2009 của Bộ GD-ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân cũng có yêu cầu các trường phải công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau 1 năm ra trường, nên nhiều trường đã thực hiện việc thu thập thông tin của sinh viên sau khi tốt nghiệp. http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ti-le-sinh-vien-ra-truong-co-viec-lam-tai-cac-truong-dh-len-toi-90-57272.html         Nguồn: http://motthegioi.vn

Xem chi tiết
Năm 2017, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học như thế nào?

Năm 2017, năm đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường. Năm 2017, thí sinh chỉ được điều chỉnh 1 lần trong đăng ký xét tuyển đại học Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học năm 2017. Theo đó, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) 1 lần  trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức. Bộ GD-ĐT cũng quy định, thời gian thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bắt đầu từ 1/4 và kết thúc vào ngày 20/4 chứ không phải là 30/4 như năm 2016. Quy trình xét tuyển đại học đợt 1 sẽ bắt đầu từ 28/7 đến 17h ngày 30/7. Đợt xét tuyển bổ sung sẽ được bắt đầu từ ngày 13/8. Năm 2017, năm đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc, không nên đăng ký tràn lan. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, dù thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, các em phải tính toán thật kỹ, không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng. Nếu đăng ký nhiều nhưng thí sinh cũng chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng. Do vậy, nguyện vọng đầu tiên ghi trên giấy đăng ký dự thi sẽ là quan trọng nhất. Nếu đăng ký suông thì rất nguy hiểm vì có khả năng bị trúng tuyển vào ngành không yêu thích. Sau khi có hướng dẫn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT cần hướng dẫn thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để truy cập vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT nhằm kiểm tra thông tin cá nhân và thực hiện điều chỉnh ĐKXT trực tuyến. Đối với thí sinh có nhu cầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả thi THPT quốc gia. “Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKXT 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT”, Bộ GD-ĐT lưu ý. Đối với điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến: thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Lưu ý thí sinh: phương thức này chỉ chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT. Điều chỉnh bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT: thí sinh được điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu ĐKDT và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định. Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và gửi trực tiếp về điểm thu nhận hồ sơ để cán bộ máy tính cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT. Lưu ý thí sinh ghi đúng mã trường, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại. Bộ GD-ĐT yêu cầu nơi cập nhật Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; trong trường hợp nhập sai thông tin so với Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh thì phải điều chỉnh lại khi thí sinh đề nghị và lưu bản đề nghị điều chỉnh sai sót của thí sinh. http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nam-2017-thi-sinh-dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-nhu-the-nao-c216a855102.html       Nguồn: http://www.24h.com.vn

Xem chi tiết
Hướng dẫn ghi hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi tới các sở GD&ĐT; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng về nội dung hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT và xét công nhận tốt nghiệp năm 2017.  Để giúp thí sinh chuẩn bị bộ hồ sơ Đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học năm 2017 một cách tốt nhất, Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) cung cấp Hướng dẫn ghi thông tin trên hồ sơ như sau: 1. Hồ sơ ĐKDT THPT quốc gia năm 2017 gồm: Bì đựng phiếu ĐKDT có dán ảnh, Phiếu số 1, Phiếu số 2, Hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4 2 ảnh 4x6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì nhỏ. Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT. Trước khi ghi hồ sơ, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi THPT quốc gia; tra cứu thông tin về mã Sở Giáo dục, mã tỉnh/huyện, mã xã/phường, mã trường THPT, đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh. Các thông tin này có thể tra cứu ngay tại website DNTU: HTTP://dntu.edu.vn. 2. Cách ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia như sau: Phần A. Thông tin cá nhân: Phần A gồm các thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, nơi học THPT hoặc tương đương, điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thí sinh điền đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa có dấu, bằng số hoặc bằng chữ viết thường theo yêu cầu cụ thể của từng mục. Thông tin điền cần rõ ràng, dễ đọc, không tẩy xóa. Đặc biệt, ở mục Nơi học THPT hoặc tương đương, thí sinh cần ghi rõ tên lớp 12 đang học; thí sinh tự do ghi “TDO”. Ở mục Hộ khẩu thường trú, thí sinh được hưởng ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo hộ khẩu thường trú tại các xã/phường đặc biệt khó khăn cần khai chính xác mã xã, phường. Phần B. Thông tin ĐKDT Trước khi điền phần B, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi và đăng ký bài thi (đối với học sinh hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT) hoặc môn thi thành phần (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT). Phần B gồm các thông tin: mục đích ĐKDT, cụm thi, nơi ĐKDT, bài thi ĐKDT. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô bên cạnh thông tin tương ứng.    Phần C. Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT Phần C gồm các thông tin đăng ký miễn thi ngoại ngữ, đăng ký môn xin bảo lưu. Học sinh THPT hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT điền thông tin vào các mục này. Nếu không có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ hoặc không có môn xin bảo lưu thì bỏ trống. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì bỏ qua phần này. Phần D. Thông tin xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng Trước khi điền phần này, thí sinh cần tra cứu mã trường Đại học muốn xét tuyển. Mã trường viết bằng ba chữ cái in hoa. Ví dụ, mã trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) là DCD.  Phần D gồm các thông tin: đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và thông tin đối với thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng. Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống. Thí sinh thuộc khu vực tuyển sinh nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh tốt nghiệp THPT năm nào thì ghi đủ 4 chữ số của năm đó vào 4 ô bên cạnh. Nếu thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng thì ghi thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng, nếu không thì bỏ trống phần này.   3. Bản khai mẫu Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x5 có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc xác nhận của Công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Khi thí sinh nộp hồ sơ, nơi thu hồ sơ giữ lại bì đựng phiếu Đăng ký dự thị, Phiếu số 1, bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công!     File đính kèm: Phiếu DK THPT Quốc Gia (Phiếu số 2) Phiếu DK THPT Quốc Gia (Phiếu số 1) Phiếu DK THPT Quốc Gia

Xem chi tiết
Các trường ĐH đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở mã ngành mới

TS Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai trực tiếp tư vấn thông tin tuyển sinh cho các em học sinh Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang tới gần, hiện nay các trường ĐH đã đưa thêm chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành trong trường và có nhiều chuyên ngành có tổ hợp mới, mở thêm các mã ngành. Khảo sát về phương án tuyển sinh đại học năm 2017 của các trường đã công bố trên website cho thấy phương án tuyển sinh về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2016, không có trường nào tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển. Ngay cả Đại học Quốc gia Hà Nội cũng quyết định dừng tuyển sinh riêng và trở lại tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia. Phương án tuyển sinh năm nay của các trường vẫn sử dụng 2 phương thức xét tuyển chính là vừa dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, vừa xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh. Nhóm trường tốp trên, những ngành nghề hấp dẫn chỉ tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, còn các trường tốp giữa, tốp dưới, trường ngoài công lập, trường địa phương thì xét tuyển kết hợp cả 2 hình thức. Tại Trường ĐH Hà Nội năm 2017 đã công bố tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu ở các ngành học hệ đại học chính quy. Trong đó, nhóm các ngành ngôn ngữ là 1.400 chỉ tiêu. So với năm 2016, ĐH Hà Nội tăng thêm hàng trăm chỉ tiêu xét tuyển ở nhiều ngành học.năm 2017, trường tăng thêm 270 chỉ tiêu cho các ngành học như Ngôn ngữ Anh, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha và Truyền thông doanh nghiệp. Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tăng thêm 100 chỉ tiêu. Trường ĐH Giao thông vận tải vừa công bố đề án tuyển sinh chính quy năm 2017 đã tăng lên tới 5.000 chỉ tiêu cho cả cơ sở ở Hà Nội và TP.HCM. Trường xét tuyển theo hai tổ hợp môn A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh).  Trường ĐH Xây dựng miền Trung: Ngày 16.2, Trường ĐH Xây dựng miền Trung đã gửi thông cáo tới các báo và đăng tuyển sinh trên trang web của trường cho biết kỳ tuyển sinh năm 2017 trường sẽ tuyển sinh 710 chỉ tiêu đại học, gồm các ngành: Kỹ thuật công trình xây dựng 250 chỉ tiêu, Kiến trúc 60 chỉ tiêu, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 110 chỉ tiêu, Kinh tế xây dựng 110 chỉ tiêu, Quản lý xây dựng, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, mỗi ngành 60 chỉ tiêu. Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển bằng tổ hợp 6 khối thi truyền thống và 27 tổ hợp mới đối với thí sinh sử dụng kết quả kì thi THPT quốc gia năm 2017. Nhóm các trường công an sẽ không sử dụng tổ hợp môn thi khối A (gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa học, trừ Trường đại học Phòng cháy chữa cháy) và khối C (gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) để xét tuyển vào bất kỳ ngành nào, một số ngành sẽ bổ sung thêm khối C03 (gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử). Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa công bố dự kiến tuyển 5.000 chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2017. Trong đó có 4 chuyên ngành thu học phí bằng 50% mức học phí chung như: Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế chính trị, Toán tài chính và Thống kê kinh doanh. Năm 2017, trường mở thêm 3 chuyên ngành mới gồm: Thương mại điện tử, Quản trị khởi nghiệp và Quản trị bệnh viện. Trong đó, các chuyên ngành Quản trị bệnh viện, Quản trị khởi nghiệp thuộc ngành Quản trị kinh doanh; Thương mại điện tử thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý. Cả ba chuyên ngành này có chỉ tiêu riêng như một ngành độc lập. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng đã có quyết định được tuyển sinh ngành Kỹ thuật y sinh trong năm 2017. Đây là trường ĐH thứ 3 ở TP.HCM được đào tạo ngành Kỹ thuật y sinh sau Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TPHCM) và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ngành Kỹ thuật y sinh với thời gian đào tạo 4 năm gồm 144 tín chỉ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật y sinh trở thành Kỹ sư lâm sàng chuyên nghiên cứu, tư vấn kỹ thuật, quản lý vận hành thiết bị y tế, hỗ trợ bác sĩ trong điều trị; hoặc trở thành chuyên viên nghiên cứu, chế tạo, cải tiến sản phẩm trong các công ty thiết bị y tế. Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết, năm 2017 trường dự kiến tuyển 3.900 chỉ tiêu, tăng hơn 900 chỉ tiêu so với 2.915 chỉ tiêu năm 2016 để phân bổ cho các ngành ngoại ngữ và ngành mới mở. Trong năm 2017, trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia với điểm trúng tuyển từng ngành và có thể xét tuyển nhiều đợt. Dự kiến trường sẽ mở thêm 4 ngành mới gồm: Kiểm toán; Kinh doanh quốc tế; Công nghệ thông tin và Quản trị nhân sự. Cũng theo phương án tuyển sinh, một số ngành sẽ nhân hệ số 2 môn toán khi xác định điểm trúng tuyển gồm: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Quản lý xây dựng. Những ngành sẽ nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ gồm: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc. Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai: Trường tuyển sinh với số lượng nhiều hơn so với năm 2016 và dự tính sẽ mở thêm mã ngành mới. Bên cạnh đấy, trường cũng mở những chương trình tư vấn cho các bạn học sinh đăng ký dự thi và xét tuyển, các chính sách hỗ trợ khi các bạn đến TP.Biên Hòa dự thi. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ Đồng Nai cho biết trường đang quyết tâm xây dựng thành công mô hình trường đại học phi lợi nhuận. Tất cả lợi nhuận đều được tái đầu tư cho sinh viên. Do đó, trường đã và đang tiếp tục đầu tư hiện đại nhiều công trình phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên gồm: Trung tâm tích hợp công nghệ, Trung tâm thực hành công nghệ, Khu liên hợp văn hóa thể thao, Thư viện điện tử, Ký túc xá 500 chỗ ở... Trường có chính sách học bổng cho sinh viên khá giỏi, giới thiệu nơi thực tập và việc làm cho sinh viên. Tỷ lệ sinh viên được trường giới thiệu có việc làm ngay, đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp đạt trên 75%. Các trường theo nhóm GX tiếp nối thành công của năm 2016 các trường có sự thay đổi so với năm 2016. Nhóm GX bao gồm 12 trường ĐH lớn của Hà Nội là: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ-Địa chất, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Học viện Ngân hàng, Đại học Thăng Long, Học viện Chính sách và phát triển. Trong đó, ĐHBK Hà Nội chủ trì nhóm GX. Theo chủ trương, nhóm GX sẽ xét tuyển theo nhóm ngành. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất. Nếu thí sinh trúng tuyển theo một nguyện vọng xếp trên thì sẽ không được xét các nguyện vọng sau nữa. Điểm chuẩn trúng tuyển vào một nhóm ngành chỉ căn cứ trên kết quả điểm thi của thí sinh và chỉ tiêu đã được ấn định. Với nguyên tắc xét tuyển như năm 2016, quy mô nhóm GX càng lớn sẽ càng tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học tham gia vào nhóm. Do vậy, nhiều khả năng trong năm 2017, nhóm GX không chỉ dừng lại ở 12 trường đại học. http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/cac-truong-dh-dong-loat-tang-chi-tieu-tuyen-sinh-va-mo-ma-nganh-moi-56622.html           Nguồn: http://motthegioi.vn

Xem chi tiết
Nhiều trường sử dụng kết quả thi THPT để tuyển sinh trong năm 2017

Bắt đầu từ ngày 1.4, hơn 1 triệu học sinh lớp 12 của cả nước bắt đầu tiến hành đăng ký dự thi THPT 2017. Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về phương án tuyển sinh của trường, PGS.TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cho biết hiện nay nhà trường đang mở những buổi tư vấn tuyển sinh vào chủ nhật hàng tuần ngay tại cổng trường. Đồng thời cũng có mời các em học sinh tại các trường THPT trên địa bàn tham quan mô hình lớp học, khoa của trường. Tại ngày hội, học sinh sẽ gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của Bộ GD-ĐT hay của chính các thầy cô giáo, sinh viên của nhà trường hướng dẫn. Chính những trải nghiệm của tư vấn viên ở môi trường ĐH sẽ trở thành những chia sẻ chân thực nhất, giúp các em học sinh có một cái nhìn đa chiều về môi trường ĐH muôn màu cũng như giúp các em có sự lựa chọn đúng đắn trên con đường ĐH. Ngoài ra, nhà trường cũng bố trí các khu vực tư vấn chuyên sâu cho thí sinh như: khu vực tư vấn các ngành thuộc khoa học xã hội, kinh tế, ngân hàng, luật… khu vực tư vấn về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, điện, điện tử, giao thông vận tải và khu vực tư vấn tâm lý, sức khỏe mùa thi. GS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp khẳng định, với quy chế mới của năm 2017, thí sinh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với các học sinh có học lực trung bình nên chú ý đọc và hiểu các ý chính để có thể đưa ra những câu trả lời chính xác chứ không nên khoanh bừa.  Khảo sát về phương án tuyển sinh đại học năm 2017 của các trường đã công bố trên website cho thấy phương án tuyển sinh về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2016, không có trường nào tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển. Ngay cả ĐH Quốc gia Hà Nội cũng quyết định dừng tuyển sinh riêng và trở lại tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia.  Hiện theo khảo sát sơ bộ ở nhiều trường THPT tại Hà Nội, số học sinh có hướng chọn bài thi Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) để dự kỳ thi THPT quốc gia vẫn chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, so với các năm trước, số học sinh chọn bài thi tổ hợp có các môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đã nhiều hơn trước. Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, trong đợt khảo sát, thăm dò học sinh lần thứ nhất, toàn trường có tới 80% đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Theo lý giải của thầy Lâm: “Học sinh trường tôi học ban D nhiều, nên các em đăng ký bài thi tổ hợp khoa học xã hội, vì phù hợp với năng lực cũng như có lợi thế hơn cho việc đăng ký các tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, thầy Lâm cũng cho biết cuối tháng 3 này trường mới tiến hành khảo sát chính thức để xếp lớp ôn tập. Kết quả có thể sẽ thay đổi so với lần đầu”. Trong khi đó, thầy Nguyễn Phong Điều - Trưởng phòng đào tạo ĐH Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết khi sử dụng kết quả xét tuyển, môn thi chính sẽ được nhân hệ số 2. Năm 2017, để đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh phải đủ điều kiện tham gia tuyển sinh theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành của Bộ GD- ĐT, đồng thời có học lực trong 3 năm THPT và điểm thi của tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 đạt yêu cầu của trường. Thầy Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Trong năm 2017 trường không tổ chức riêng kỳ thi đánh giá năng lực để phục vụ tuyển sinh đại học nữa vì chúng tôi thấy rằng kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức cho toàn quốc thì cũng có thể dùng kết quả đó làm căn cứ để xét tuyển vào chương trình của chúng tôi được. Vì hai phương thức tuyển sinh, phương thức thi của Đại học Quốc gia và phương thức thi 2017 do Bộ tổ chức đang tiến dần đến có rất nhiều điểm tương đồng”. Nhóm trường top trên, những ngành nghề hấp dẫn chỉ tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, còn các trường top giữa, top dưới, trường ngoài công lập, trường địa phương thì xét tuyển kết hợp cả 2 hình thức. Phương án tuyển sinh năm nay của các trường vẫn sử dụng hai phương thức xét tuyển chính là vừa dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, vừa xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh. Nhắc nhở các thí sinh về điểm đổi mới của kỳ thi năm nay chính là kỳ thi trắc nghiệm, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định năm 2017 thí sinh chớ dại mà khoanh bừa các đáp án trắc nghiệm. Bởi vì năm nay khi ra đề thi, Bộ đã tính đến phương án thay đổi tỉ lệ điểm số, tức là không giữ nguyên tỉ lệ 25% trong mỗi đáp án bài thi nữa mà thay vào đó là các câu trả lời chung, nếu các em lựa chọn xuyên suốt một đáp án sẽ không vi phạm quy chế nhưng để đạt tới 25% số điểm thì không thể xảy ra. "Các đề thi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo một quy trình khoa học, dựa trên ma trận đề thi xác định, qua những bước rất cụ thể. Để có thể sử dụng kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, đề thi có những phần cơ bản để những thí sinh trung bình có thể làm được và những phần nâng cao để phân loại thí sinh phục vụ cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì thế khi làm bài thi, thí sinh nên chọn những câu dễ, những câu vừa sức làm trước, những câu khó làm sau. Cũng như các năm trước, dù thi theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm, đề thi cũng không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng, trả lời một cách máy móc, không đánh đố thí sinh" - thứ trưởng trao đổi. Trong thời gian tới, các trường ĐH sẽ tiếp tục công bố phương án xét tuyển sinh năm 2017 trên website của từng trường để thí sinh biết và chọn ngành, chọn trường phù hợp. Tuy nhiên, các em học sinh nên chú ý kiến thức sẽ được dàn trải hầu hết trong chương trình. Các học sinh nên nắm toàn bộ kiến thức, tránh tình trạng học tủ, học lệch, kiến thức chủ yếu vẫn ở trong SGK trong các khái niệm. Ngoài ra nên đọc nhiều thông tin trên sách báo để hỗ trợ kiến thức pháp luật còn thiếu. http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/nhieu-truong-su-dung-ket-qua-thi-thpt-de-tuyen-sinh-trong-nam-2017-56388.html           Nguồn: http://motthegioi.vn

Xem chi tiết
Đại học ngoài công lập làm sao để 'hút' sinh viên?

(PLO) - GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ở trong giai đoạn cạnh tranh, để giành được những thí sinh chất lượng buộc các trường phải thay đổi tư duy năng lực để thu hút sinh viên... Bao giờ hết cảnh “nước chảy chỗ trũng” hút sinh viên trường công (ảnh minh họa). GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng những chủ trương, chính sách xã hội hóa của Nhà nước đã mở lối cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (ĐH,CĐ NCL) ra đời. Nhưng tới nay, hệ thống trường ĐH, CĐ NCL đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc bởi hành lang pháp lý chưa đồng bộ, dẫn đến nhiều điều bất cập trong quản lý khiến quy mô sinh viên giảm sút, chất lượng không được đồng đều và nhận rất nhiều sự “kỳ thị” của xã hội... Vừa dạy học vừa lo tiền Hướng tới mô hình ĐH tư thục không lợi nhuận là điều mà phần đa các trường đều đồng tình. Tuy nhiên, trên thực tế, GS Trần Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng loại hình trường hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không thu hút được nhà đầu tư do đó không có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Việc mở mã ngành của nhà trường lại gặp rất nhiều khó khăn vì việc mở mã ngành phải do Sở GD-ĐT quyết định, tuy nhiên Sở lại không dám quyết định vấn đề cho trường mở mã vì không đúng chuyên môn. Bởi các trường muốn mở mã ngành thì phải có giảng viên là tiến sĩ của mã ngành đó. Tuy nhiên, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa thể mở mã ngành ngôn ngữ vì chuyên ngành này ít có người là tiến sĩ và 2 năm nay trường vẫn không thể mở được mã ngành ngôn ngữ. Chính vì thế nhà trường đang đề xuất Bộ GD-ĐT thay đổi với yêu cầu các giảng viên là thạc sĩ để phù hợp hơn, GS Trần Phương bày tỏ. Còn Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Đồng Nai Phan Ngọc Sơn khẳng định các loại hình nhà trường không vì lợi nhuận thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư mà buộc các trường phải có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Tuy nhiên, do cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận không phải chia lợi nhuận và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên quỹ tích lũy không chia của trường ngày càng lớn mạnh. Các trường sẽ để một quỹ để dành cho sự phát triển cơ sở vật chất, tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục. Do đó, đa số ý kiến đều cho rằng nên khuyến khích mô hình tư thục không vì lợi nhuận để sự phát triển ổn định của trường được đảm bảo. Để tránh xung đột nội bộ, các trường tư nên quản lý theo mô hình một thành viên, tức là có một công ty hoặc một quỹ quản lý toàn bộ vốn của trường. Đồng tình với ý tưởng này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đây là mô hình nhiều nước đã áp dụng và Bộ GD-ĐT cũng sẽ nghiên cứu kỹ mô hình này. Các trường muốn phát triển lâu dài thì nên quan tâm đến mô hình này. Như vậy, các vấn đề liên quan đến cổ đông, cổ tức sẽ thông qua công ty hay một tổ chức tài chính lo, còn trường chỉ chuyên tâm cho phát triển đào tạo chứ không như hiện nay, các trường vừa phải lo đào tạo vừa lo tài chính, lại vừa phải tính toán để phân chia lợi nhuận, cổ tức… Không để thí sinh rơi vào “mê hồn trận” Xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học do nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát chất lượng. Sắp tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ thúc đẩy các cơ sở đại học công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng. GS Hoàng Xuân Sính -  Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long cho rằng mối quan hệ giữa quản trị đại học với hội đồng trường có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác quản lý cũng như bảo đảm quyền tự chủ ĐH. Chức năng cơ bản của hội đồng trường là quản trị và “tạo ra sự thay đổi”, còn chức năng cơ bản của cơ chế thực thi là quản lý nhằm “giữ trong trật tự”. Mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng là mối quan hệ đồng cấp hỗ trợ nhau, sự thành bại của một cơ sở giáo dục ĐH được quyết định bởi chất lượng hoạt động theo chức năng của hai tổ chức này.  Vì vậy, quá trình thực hiện tự chủ ĐH thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và hiệu trưởng, sang hội đồng trường. Nếu không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng thực hiện tự chủ đại học một cách hiệu quả.  GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ở trong giai đoạn cạnh tranh, để giành được những thí sinh chất lượng buộc các trường phải thay đổi tư duy năng lực để thu hút sinh viên. Đặc biệt ở các trường đại học ngoài công lập, với quan niệm giáo dục toàn diện, thực học, thực hành, coi chất lượng giảng viên là “sự sống còn”, các trường tư luôn tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường bằng cách tuyển thêm nhiều giảng viên giỏi từ các trường ĐH nổi tiếng. Hơn nữa, họ còn mời các thầy cô là giám đốc những công ty, tập đoàn lớn về trường để trực tiếp giảng dạy mà tiêu biểu là các trường như ĐH Nguyễn Trãi, ĐH FPT, ĐH Đại Nam... Nhờ đó mà sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ chính các giảng viên và lắng nghe những câu chuyện thực tế đầy thú vị. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tự chủ ĐH phải có sự giám sát chặt chẽ, không để cho thí sinh cùng với phụ huynh bị lừa ở mê hồn trận thông tin. Một thực tế gây bất lợi trong môi trường học tập ở các trường ĐH công lập nói chung là số lượng sinh viên quá lớn trong một lớp học. Bước vào những ngôi trường lớn, như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội,... sinh viên thường học trên các giảng đường lớn lên tới cả trăm người, nên cơ hội được học hỏi và kết nối với giảng viên không cao, tạo nên một không khí xa cách dẫn tới hứng thú học tập cũng ngày một ít đi. Ngược lại ở các trường ngoài công lập sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên lại dễ dàng hơn vì sĩ số lớp học không nhiều, chỉ bằng 1/2 so với các trường công lập. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh rằng chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục ĐH chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục ĐH không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT cũng rất chú ý tới sự phát triển của các trường ngoài công lập, không có chuyện phân biệt đối xử hay có sự khác biệt về quy chế pháp lý như các trường đã nêu.  Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng thừa nhận tâm lý xã hội vẫn có sự phân biệt đối xử. Ví dụ một số ngành giao cho các trường ngoài công lập đào tạo thì dư luận phản ứng rằng những ngành đó các trường này không đào tạo được. Dư luận không hề biết trường ngoài công lập đầu tư rất tốt, tốt hơn nhiều so với các trường công lập nên không có lý gì họ không thể mở chuyên ngành đào tạo theo đúng quy định. “Và chúng ta nên đối xử công bằng với các trường ngoài công lập để họ có thể phát triển trong hệ thống giáo dục nói chung” - ông Ga nhấn mạnh. http://baophapluat.vn/giao-duc/dai-hoc-ngoai-cong-lap-lam-sao-de-hut-sinh-vien-319181.html         Nguồn: ​http://baophapluat.vn

Xem chi tiết
Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

QĐND - Tự chủ đại học được xem là "chìa khóa" phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực tiễn gần 10 năm qua cho thấy, việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, khái niệm về trao quyền tự chủ cho các trường đại học vẫn đang được quan tâm và thảo luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn, hội thảo trong suốt thời gian qua. Không dễ mở mã ngành đào tạo Tự chủ đại học, cụ thể là tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là một xu thế tất yếu phù hợp với giáo dục thế giới, chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học do Nhà nước kiểm soát sang mô hình Nhà nước giám sát chất lượng. Mục tiêu quan trọng nhất của tự chủ đại học là xóa bỏ một số “rào cản” cho các cơ sở đào tạo đại học, để từ đó khai thác tốt hơn nguồn lực bên ngoài và phát huy tối đa nội lực, nhằm tạo động lực cho các trường đại học đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo, thực hiện tốt sứ mệnh của các trường. Trong đó, việc cho phép các trường được tự quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trường chủ động và đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội cũng như yêu cầu đào tạo của nhà trường. TS Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho biết, thời gian qua, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mở thêm một số mã ngành để tăng thêm số lượng học sinh có nhu cầu vào học và cũng đáp ứng thực tế nên nhà trường đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, kết hợp với các doanh nghiệp đầu tư thiết bị giáo dục để sinh viên có cơ hội học tập tốt hơn. Trong những năm gần đây, quy chế tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi nên việc phát triển cũng như thu hút các sinh viên phụ thuộc vào uy tín, nhân lực giảng viên cũng như cơ sở vật chất bảo đảm của trường. Năm 2017, dự tính Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai sẽ mở thêm 1-2 mã ngành mới, đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh. Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tư vấn cho tân sinh viên lựa chọn chuyên ngành phù hợp. Tuy nhiên, mở thêm ngành đào tạo là một việc khó khăn của nhiều trường đại học, đặc biệt là đại học ngoài công lập. GS, TS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (KD&CN) Hà Nội cho biết, để tìm đủ số giảng viên có học vị tiến sĩ (TS) cho một mã ngành xin mở là không dễ. Đã 3 năm nay, Trường Đại học KD&CN Hà Nội xin mở ngành tiếng Nhật, nhưng không thể tìm được một TS ngôn ngữ Nhật nên vẫn chưa mở mã ngành, mặc dù nhu cầu người học khá lớn. Bên cạnh đó, thủ tục để mở mã ngành vẫn còn nhiều phức tạp. Phải xác định đúng nhu cầu của xã hội Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đại học công lập đầu tiên thí điểm tự chủ đại học. Theo đó, nhà trường tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính, chính sách, học bổng, đầu tư... Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS, TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi cơ sở giáo dục đại học có một sứ mệnh riêng. Tùy theo mức độ từng trường có thể mở thêm nhiều ngành mới. Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng phải tuân theo quy luật thị trường, tức là các trường khi mở mã ngành mới phải đáp ứng nhu cầu của xã hội, của đối tượng học. Nhưng thực tế cho thấy, không phải trường nào cũng xác định đúng nhu cầu thị trường, nhiều trường mở ngành nhưng không có người học. Bên cạnh đó, sản phẩm tạo ra muốn thành công còn phụ thuộc vào chất lượng, bao gồm chất lượng đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy, chất lượng đầu vào, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình đào tạo và cuối cùng là chi phí theo học ngành đó. Đây chính là khó khăn của các trường công lập khi thực hiện tự chủ đại học. Khi tự chủ toàn diện, Nhà nước không hỗ trợ kinh phí cho các trường. Bởi vậy bắt buộc các trường phải tăng học phí, làm ảnh hưởng đến nguồn tuyển sinh. Vì vậy, theo PGS, TS Hoàng Minh Sơn, để có thể tự chủ hoàn toàn, các trường cần phải xây dựng chế độ, chính sách học bổng hợp lý, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên để thu hút người học; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. PGS, TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng Việt Nam cho rằng, bên cạnh việc xác định rõ nhu cầu xã hội, việc mở mã ngành đào tạo còn phụ thuộc vào năng lực của các trường. Nhược điểm của các trường công lập hiện nay là "dựa dẫm" vào nguồn tài chính của Nhà nước. Thế nên, tự chủ đại học mới tạo nên sự năng động cho các cơ sở giáo dục công lập, tạo sự công bằng, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa trường công lập và ngoài công lập. Thực tế, thành công của các trường ngoài công lập và 15 trường công lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương thí điểm tự chủ đại học giai đoạn 2015-2017 là kết quả minh chứng cho điều này. Tuy nhiên, theo PGS, TS Trần Xuân Nhĩ, tự chủ đại học không phải là Nhà nước “thả nổi” các trường muốn làm gì thì làm, mà vẫn phải trong một khuôn phép nhất định. Vì vậy, PGS, TS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, về phía các trường, cần phải có kế hoạch phấn đấu để đạt được các tiêu chí tự chủ mà Nhà nước đã đề ra. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần phải có đề án hợp lý để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường vươn lên đạt được các tiêu chí đó, nhằm mục tiêu đưa sự nghiệp giáo dục-đào tạo phát triển mạnh mẽ hơn. Tại hội nghị về giáo dục đầu năm 2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản lý. Tự chủ tại các trường đại học là phải gắn với trách nhiệm giải trình, kiểm định công khai và chặt chẽ, nếu cần xử phạt nặng hơn. “Trường đại học tự chủ là con đường tất yếu phải làm, không vội vàng nhưng cần khẩn trương, quyết liệt với quan điểm lớn nhất là nâng cao chất lượng đào tạo”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.           Viết bài văn nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc   Nguồn: http://www.qdnd.vn/

Xem chi tiết
Robot hỗ trợ người già và người khuyết tật giành giải nhất cuộc thi Nhà sáng tạo Việt

Tối 13.1, Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ (Trung ương Đoàn) đã tổ chức trao giải "Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo" lần thứ hai năm 2016 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm sinh viên giành giải nhất cuộc thi Nhà sáng tạo Việt - Ảnh: VnExpress Cuộc thi được triển khai từ đầu tháng 6.2016 với sự tham gia của 110 ý tưởng đăng ký dự thi từ 29 trường đại học, học viện. Ban giám khảo đã chấm, lựa chọn được 42 ý tưởng xuất sắc nhất vào vòng sơ khảo. Sau 3 tháng triển khai, 16 tác phẩm xuất sắc nhất của 41 sinh viên đến từ 14 trường đại học, học viện trong cả nước đã được chọn tham gia vòng chung khảo. Với sản phẩm "Robot hỗ trợ người già và người khuyết tật", nhóm 3 sinh viên Nguyễn Phi Lân, Lê Ngọc Hoàng và Trần Nguyên Phúc đến từ Đại học Công nghệ Đồng Nai đã giành giải nhất. Robot này có thể trở thành chiếc xe lăn để di chuyển, hoặc có thể chuyển thành chiếc giường để người sử dụng có thể ngủ hoặc nằm. Đồng thời, robot có thể nâng lên hoặc hạ xuống trong khoảng nhất định để người sử dụng có thể di chuyển từ robot sang giường nằm mà không cần sự giúp đỡ từ người khác. Trần Nguyên Phúc, trưởng nhóm cho biết, cảm hứng khi sáng tạo ra sản phầm này bắt nguồn từ hình ảnh những người khuyết tật di chuyển bằng tay ở quê và những video về nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking trên chiếc xe lăn. Từ hình ảnh đó, nhóm đã lên ý tưởng để tạo ra chiếc xe robot có tính năng đa dạng, giá thành rẻ và dễ dàng sử dụng để hỗ trợ người già và người khuyết tật. Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn, nhận định các sản phẩm dự thi đã thể hiện được tư duy sáng tạo, khả năng làm việc của nhóm, sự quan tâm đến các vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống hàng ngày của các em. Theo ông Tuấn, các sản phẩm đạt giải năm nay rất ấn tượng vì có tính ứng dụng và khả năng triển khai trong thực tế ở tất cả lĩnh vực. Các sản phẩm không chỉ cho thấy phẩm chất sáng tạo mà còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của sinh viên Việt Nam đối với việc chăm lo cho nhóm yếu thế trong xã hội.           Nguồn: http://www.baomoi.com/

Xem chi tiết
Trường đại học ra quân tiếp thị tuyển sinh đại học

(Dân trí) - Mặc dù chưa có Quy chế tuyển sinh 2017 nhưng để đáp ứng nhu cầu của học sinh, để học sinh định hướng năng lực của mình trước khi chọn ngành học, ngày 8/1/2017, trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã tổ chức ngày hội tuyển sinh với tên gọi "DNTU open day". Học sinh tới dự ngày hội Tư vấn tuyển sinh Ngày hội tuyển sinh tư vấn nghề nghiệp với sự tham dự của 1.672 bạn học sinh, đến từ 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hoà. Ngày hội chính là dịp để các thí sinh được trực tiếp gặp cán bộ tuyển sinh của trường đại học mà mình dự kiến đăng ký, tư vấn về ngành nghề, về phương án xét tuyển, về cơ hội nghề nghiệp… Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để trường được trực tiếp gặp gỡ thí sinh, được giới thiệu về trường, ngành đào tạo và được lắng nghe những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh về chọn ngành. Chia sẻ với phóng viên tại ngày hội tuyển sinh của trường – Tiến sĩ Phan Tiến Sơn, Hiệu trưởng Đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, thống kê của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, quý 1 năm 2016, cả nước có khoảng 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Một trong những nguyên nhân là do thiếu định hướng nghề nghiệp hoặc định hướng nghề nghiệp bị sai lệch ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, trường đại học công nghệ Đồng Nai hàng năm tổ chức ngày hội tư vấn nghề nghiệp và định vị bản thân cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi đã đặt mục tiêu không chỉ giúp cho các bạn học sinh THPT trong tỉnh Đồng Nai mà còn nhiều tỉnh khác trong cả nước. Giải đáp băn khoăn về việc chọn ngành của thí sinh, ngành nào hot, dễ xin việc trong thời gian này, ông Sơn cho hay, chương trình đào tạo của nhà trường luôn hướng tới nhu cầu của doanh nghiệp, dạy những gì doanh nghiệp cần, đào tạo mang tính thực tế, đưa sinh viên và giảng viên đến học tại doanh nghiệp để thực tế hóa kiến thức và ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế. Một trong những thế mạnh của trường đó là đã kết nối được hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai, mà có đến hơn 80% là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cùng đồng hành với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Thầy giáo Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường đại học công nghệ Đồng Nai khẳng định đây là hoạt động thường xuyên của trường. Thông qua những buổi tư vấn như thế này sẽ giúp cho học sinh các em học sinh cấp 3 có được những kiến thức nhất định về các ngành nghề và phương thức đào tạo của trường. Học sinh có thể đưa ra những câu hỏi và chính các doanh nghiệp sẽ có lời giải đáp cho các em nên lựa chọn ngành nghề gì cho phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Và cũng chính các doanh nghiệp sẽ có thêm ý kiến đóng góp với nhà trường về các ngành nghề đào tạo. Ngày hội tư vấn tuyển sinh sẽ được tổ chức vào chủ nhật hàng tuần tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, với học sinh của 60 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, và dự kiến kết thúc vào ngày 19/3/2017.     Nguồn: http://tuyensinh.dantri.com.vn/

Xem chi tiết
Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Đồng Nai nêu nguyên nhân hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp

(VTC News) - Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Đồng Nai chỉ nguyên nhân cử nhân thất nghiệp tăng qua các năm khiến dư luận quan tâm. Ngày 8/1, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tổ chức ngày hội tuyển sinh với tên gọi "DNTU open day" với sự tham dự của 1.672 bạn học sinh, đến từ 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hoà (Đồng Nai). "DNTU open day" là chương trình tư vấn nghề nghiệp và định vị bản thân, nhằm định hướng cho các em học sinh cuối cấp 3 có những lựa chọn ngành nghề tương lai đúng đắn, phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân. Ngày hội chính là dịp để các thí sinh được trực tiếp gặp cán bộ tuyển sinh của trường đại học mà mình dự kiến đăng ký, tư vấn về ngành nghề, về phương án xét tuyển, về cơ hội nghề nghiệp… Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để các trường được trực tiếp gặp gỡ thí sinh, được giới thiệu về trường, ngành đào tạo và được lắng nghe những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh về chọn ngành. TS Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Đồng Nai cho hay thống kế của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, quý 1 năm 2016, cả nước có khoảng 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. "Một trong những nguyên nhân là do thiếu định hướng nghề nghiệp hoặc định hướng nghề nghiệp bị sai lệch ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai hàng năm tổ chức ngày hội tư vấn nghề nghiệp và định vị bản thân cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương trình này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong những năm vừa qua. Chúng tôi đã đặt mục tiêu không chỉ giúp cho các bạn học sinh THPT trong tỉnh Đồng Nai mà còn nhiều tỉnh khác trong cả nước", TS Sơn nói. Ông Sơn cho rằng chương trình đào tạo cần luôn hướng tới nhu cầu của doanh nghiệp, dạy những gì doanh nghiệp cần, đào tạo mang tính thực tế. Nhà trường cần đưa sinh viên và giảng viên đến học tại doanh nghiệp để thực tế hóa kiến thức và ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế. "Một trong những thế mạnh của trường đó là đã kết nối được hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai, mà có đến hơn 80% là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cùng đồng hành với các hoạt động đào tạo của nhà trường", TS Sơn nhấn mạnh. Bạn Nguyễn Vũ Thanh Vy - lớp 12A2 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai cho biết thông qua buổi tư vấn, mỗi học sinh có thể thấy mình phù hợp với ngành nghề nào để sau này còn có chọn lựa riêng. Thầy giáo Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường đại học công nghệ Đồng Nai khẳng định đây là hoạt động thường xuyên của trường. "Học sinh có thể đưa ra những câu hỏi và chính các doanh nghiệp sẽ có lời giải đáp cho các em nên lựa chọn ngành nghề gì cho phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Và cũng chính các doanh nghiệp sẽ có thêm ý kiến đóng góp với nhà trường về các ngành nghề đào tạo", thầy Huy chia sẻ.                     Nguồn: http://www.vtc.vn/

Xem chi tiết
Gần 2 ngàn học sinh được tư vấn hướng nghiệp

(ĐN)- Sáng 8-1, Trường đại học công nghệ Đồng Nai (DNTU) tổ chức chương trình “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp DNTU Opnen Day 2017”. Đây là chương trình tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh lớp 12, chuẩn bị bước vào giảng đường đại học, cao đẳng. Tham gia chương trình, có gần 2 ngàn học sinh khối 12 của 10 trường THPT trên địa bàn TP.Biên Hòa và đại diện các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là đối tác của trường. Học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp tại Trường đại học công nghệ Đồng Nai Trong chương trình, các em học sinh đã được các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, đại diện các doanh nghiệp tư vấn về cách chọn ngành, chọn trường phù hợp với sở trường của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai. Ngoài ra, các em học sinh còn được giới thiệu về cơ sở vật chất của 18 ngành đào tạo hệ đại học và 20 ngành đào tạo hệ cao đẳng của Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, Trường đại học công nghệ Đồng Nai đang quyết tâm xây dựng thành công mô hình trường đại học phi lợi nhuận. Tất cả lợi nhuận đều được tái đầu tư cho sinh viên. Do đó, trường đã và đang tiếp tục đầu tư hiện đại nhiều công trình phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên gồm: Trung tâm tích hợp công nghệ, Trung tâm thực hành công nghệ, Khu liên hợp văn hoá thể thao, Thư viện điện tử, Ký túc xá 500 chỗ ở... Trường có chính sách học bổng cho sinh viên khá giỏi, giới thiệu nơi thực tập và việc làm cho sinh viên. Tỷ lệ sinh viên được trường giới thiệu có việc làm ngay, đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp đạt trên 75%. Các em trao đổi với các thắc mắc của mình tại buổi tư vấn Dịp này, Trường đại học công nghệ Đồng Nai tổ chức gặp gỡ với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh nhân dịp năm mới 2017. Trong buổi gặp gỡ, tiến sĩ Phan Ngọc Sơn bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí hỗ trợ thông tin tuyên truyền các hoạt động, đồng thời góp ý định hướng phát triển cho trường trong thời gian tới.                                   Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn/

Xem chi tiết
Giao quyền tự chủ đại học không có nghĩa là Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý

​ Ảnh minh họa Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Theo Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 vừa được Bộ GD&ĐT công bố, sẽ có một số điều chỉnh quan trọng như bỏ điểm sàn, không giới hạn nguyện vọng đăng ký của thí sinh, các trường có quyền tham gia vào cổng thông tin tuyển sinh (phần mềm xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT)… Trong đó việc dự kiến bỏ điểm sàn được coi là một bước tiến quan trọng để Bộ GD&ĐT tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và giúp các trường khẳng định thương hiệu qua việc tuyển sinh đầu vào cũng như đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra. Quan trọng hơn, bỏ điểm sàn sẽ góp phần định hướng tự chủ cho các trường trong tuyển sinh cũng như khuyến khích trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng, phù hợp với thế mạnh của trường. Theo lo ngại của nhiều người, việc bỏ điểm sàn sẽ đồng nghĩa với việc thí sinh có thể ồ ạt vào học đại học và các trường đại học, cao đẳng sẽ “thoải mái” tuyển sinh. Từ đó gây nên tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng bậc đại học bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, TS Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ và hiểu rõ về dự thảo mà Bộ công bố. Vấn đề là Bộ GD&ĐT dự kiến không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung, mà giao về cho các trường tự quy định để phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo. Trên cơ sở này, sẽ không có trường nào hạ mức điểm xét tuyển quá thấp để thu hút thí sinh kém. Một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ đại học là các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn. Tự chủ sẽ tạo động lực để các trường đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của nhà trường, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Vì vậy, xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học do nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát chất lượng. Tự chủ tài chính theo cách chúng ta đang hiểu là đặt các trường công vào cơ chế thị trường. Họ buộc phải cạnh tranh với các trường công khác trong hệ thống hay với các trường tư, đặc biệt là trường có yếu tố nước ngoài, để thu hút sinh viên. Chính vì điều đó, chỉ cần một trường tự chủ hoạt động không hiệu quả, họ hoàn toàn có quyền thay cả hiệu trưởng để có những chính sách phát triển phù hợp hơn mà không cần thông qua quyết định hay sự điều động của Nhà nước. Tuy nhiên, trong Hội nghị về giáo dục đầu năm 2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản lý để các trường muốn làm gì thì làm. Tự chủ tại các trường đại học là phải gắn với trách nhiệm giải trình, kiểm định công khai và chặt chẽ, nếu cần xử phạt nặng hơn. "Trường đại học tự chủ là con đường tất yếu phải làm, không vội vàng nhưng cần khẩn trương, quyết liệt với quan điểm lớn nhất là nâng cao chất lượng đào tạo. Tự chủ không có nghĩa Nhà nước buông, các trường muốn làm gì thì làm”, Phó thủ tướng nhấn mạnh. Giao quyền tự chủ đại học không có nghĩa là Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý ở các trường đại học Sắp tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ thúc đẩy các cơ sở đại học công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên quá trình đó phải đảm bảo tính bình đẳng, tránh trường hợp trường tư thục có ngành tốt nhưng không được hỗ trợ, lại bao cấp những ngành, trường công lập không cần thiết. Những ngành khoa học cơ bản cũng cần được chú trọng đầu tư nhưng phải thay đổi phương thức cần chất lượng hơn là số lượng sinh viên ở đầu vào. GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT trường Đại học Thăng Long cho rằng mối quan hệ giữa quản trị đại học với hội đồng trường có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác quản lý cũng như bảo đảm quyền tự chủ đại học. Chức năng cơ bản của hội đồng trường là quản trị và “tạo ra sự thay đổi”, còn chức năng cơ bản của cơ chế thực thi là quản lý nhằm “giữ trong trật tự”. Mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng là mối quan hệ đồng cấp hỗ trợ nhau, sự thành bại của một cơ sở giáo dục đại học được quyết định bởi chất lượng hoạt động theo chức năng của hai tổ chức này.  Vì vậy, quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và hiệu trưởng, sang hội đồng trường. Nếu không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng thực hiện tự chủ đại học một cách hiệu quả.  Dưới góc nhìn của một chuyên gia nghiên cứu giáo dục nhiều năm, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thẳng thắn rằng, trên thực tế, dù Bộ có bỏ điểm sàn, nhiều trường top dưới, gồm cả công lập và ngoài công lập cũng không tuyển sinh được hoặc không tuyển sinh được đủ chỉ tiêu. Chính vì thế để thúc đẩy mạnh hơn nữa chất lượng đào tạo thì các trường đại học phải công khai điểm tuyển đầu vào, để xã hội đánh giá, người học lựa chọn - đó mới là cách tự chủ đại học mà Bộ muốn giao cho các trường. http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/giao-quyen-tu-chu-dai-hoc-khong-co-nghia-la-bo-gddt-buong-long-quan-ly-53238.html     Nguồn: http://motthegioi.vn/

Xem chi tiết
Pháp lý chưa đồng bộ là nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập vẫn bị 'kỳ thị'

GS Trần Phương gửi đến hội thảo nhiều ý kiến tâm huyết Hội thảo "Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập" được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều trường ngoài công lập quan tâm vấn đề này. GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho rằng những chủ trương, chính sách xã hội hóa của Nhà nước đã mở lối cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ra đời. Tuy nhiên cho tới nay, hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc bởi hành lang pháp lý chưa đồng bộ, cản trở sự phát triển của các trường ngoài công lập, dẫn đến nhiều điều bất cập trong quản lý khiến quy mô sinh viên giảm sút, chất lượng cũng không được đồng đều, nhận rất nhiều sự "kỳ thị" của xã hội. Chia sẻ tại hội thảo, GS Trần Phương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng loại hình trường hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không thu hút được nhà đầu tư do đó không có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Việc mở mã ngành của nhà trường lại gặp rất nhiều khó khăn vì việc mở mã ngành phải do Sở GD-ĐT quyết định, tuy nhiên Sở lại không dám quyết định vấn đề cho trường mở mã vì không đúng chuyên môn. "Các trường muốn mở mã ngành thì phải có giảng viên là tiến sĩ của mã ngành đó. Tuy nhiên, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa thể mở mã ngành ngôn ngữ vì chuyên ngành này ít có người là tiến sĩ và 2 năm nay trường vẫn không thể mở được mã ngành ngôn ngữ. Chính vì thế nhà trường đang đề xuất Bộ GD-ĐT thay đổi với yêu cầu các giảng viên là thạc sĩ để phù hợp hơn", GS Trần Phương cho hay. Sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai hướng dẫn cho các em học sinh ghi vào đơn xét tuyển của trường Trong buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh rằng chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục đại học không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT cũng rất chú ý tới sự phát triển của các trường ngoài công lập, không có chuyện phân biệt đối xử hay có sự khác biệt về quy chế pháp lý như các trường đã nêu.  Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng thừa nhận tâm lý xã hội vẫn có sự phân biệt đối xử. Ví dụ một số ngành giao cho các trường ngoài công lập đào tạo thì dư luận phản ứng rằng những ngành đó các trường này không đào tạo được. “Dư luận không hề biết trường ngoài công lập đầu tư rất tốt, tốt hơn nhiều so với các trường công lập nên không có lý gì họ không thể mở chuyên ngành đào tạo theo đúng quy định. Và chúng ta nên đối xử công bằng với các trường ngoài công lập để họ có thể phát triển trong hệ thống giáo dục nói chung”, ông Ga nhấn mạnh. Các trường ngoài công lập luôn coi trọng công tác tuyển sinh Thứ trưởng cũng cho biết hiện nay Bộ GD-ĐT đang thành lập  tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại hội đồng của các trường ngoài công lập trong 7 lĩnh vực: cơ chế chính sách, đội ngũ giáo viên, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, tình hình tuyển sinh, nghiên cứu và hoạt động hợp tác quốc tế. Dựa trên bản đánh giá, tổ công tác sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ về những điều chỉnh cần thiết để xây dựng lại hệ thống các quy định liên quan đến các trường đại học ngoài công lập về phát triển lâu dài. Chia sẻ với phóng viên, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Phan Ngọc Sơn khẳng định các loại hình nhà trường không vì lợi nhuận thì sẽ không thu hút được nhà đầu tư mà buộc các trường phải có nguồn vốn lớn ngay từ đầu. Tuy nhiên, do cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận không phải chia lợi nhuận và không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên quỹ tích lũy không chia của trường ngày càng lớn mạnh. Các trường sẽ để một quỹ để dành cho sự phát triển cơ sở vật chất, tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục. Với những ưu điểm này, đa số ý kiến trong hội thảo đều cho rằng nên khuyến khích mô hình tư thục không vì lợi nhuận để sự phát triển ổn định của trường được đảm bảo. Để tránh xung đột nội bộ, các trường tư nên quản lý theo mô hình một thành viên, tức là có một công ty hoặc một quỹ quản lý toàn bộ vốn của trường. Đồng tình với ý tưởng này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đây là mô hình nhiều nước đã áp dụng và Bộ GD-ĐT cũng sẽ nghiên cứu kỹ mô hình này. “Các trường muốn phát triển lâu dài thì nên quan tâm đến mô hình này. Như vậy, các vấn đề liên quan đến cổ đông, cổ tức sẽ thông qua công ty hay một tổ chức tài chính lo, còn trường chỉ chuyên tâm cho phát triển đào tạo. Chứ như hiện nay, các trường vừa phải lo đào tạo vừa lo tài chính, lại vừa phải tính toán để phân chia lợi nhuận, cổ tức...”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói. http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/phap-ly-chua-dong-bo-la-nguyen-nhan-khien-cac-truong-ngoai-cong-lap-van-bi-ky-thi-52574.html     Nguồn: http://motthegioi.vn/

Xem chi tiết